Khi ta muốn rời nhà, ra riêng…

Thương để trên đầu, giấu lời dưới bụng...
Đau lòng con lắm má ơi; thương để trên đầu, giấu lời dưới bụng…

Rời nhà, ra riêng là câu chuyện phát triển xảy đến như một dấu hiệu của thời kỳ quá độ; nó có thể được tiếp cận từ cả góc độ người trẻ lẫn bố mẹ họ.

Đấy là một bước tự nhiên trên tiến trình trưởng thành, lớn lên. Bên cạnh hành động hiển nhiên của việc rời nhà bố mẹ một cách vật lý, đã có một sự xúc tiến trước đó. Tỷ như, việc mình có bằng lái rồi tậu được con xe làm căng ra mối kết nối, thắt chặt lâu nay giữa một người mới lớn với bố mẹ; họ cảm thấy độc lập; tương tự, khi người trẻ kiếm việc làm, có thu nhập riêng cũng đặt để mối quan hệ bố mẹ/ con cái vào trạng thái kịch tính. Và sau khi tốt nghiệp, có một cảm nhận sơ khởi rằng mình tự do làm điều mình lựa chọn. Về sau, lớn lên thêm thì ta cảm thấy như thể là học sinh nội trú trong nhà bố mẹ. Người trẻ có thể hãy còn phụ thuộc vào bố mẹ vào lúc gặp rắc rối, song giờ đây họ cảm thấy khá thuận lợi, dễ dàng với đời sống riêng của bản thân. Do đó, hành động rời khỏi nhà tuần tự diễn ra theo các bước quen thuộc vậy.

Một người trưởng thành trẻ tuổi sẽ phấn khích với việc sống đời riêng mình, song  chính họ cơ chừng không hề chuẩn bị với những thực tế ở lứa tuổi người lớn đích thực. Ngoài việc phải thích nghi để thành hoàn toàn độc lập và bên cạnh các áp lực thường gặp của việc rời nhà, người ta cũng phải học cách thích nghi với một cộng đồng mới, một căn hộ, phòng trọ mới và một công việc mới.

Tuy hoàn cảnh, tính chất và công việc nọ kia khác biệt song cơ chừng có năm điều nền tảng thường dễ xảy đến khi bạn rời nhà, ra riêng. Nhiều người cũng phản ánh các thách thức và sự thay đổi tương tự mà một người mới lớn trải qua. Nên với các bậc làm cha làm mẹ vốn hay lo lắng, bận tâm với sự yên an của ‘con bé, cậu nhóc’ thì xin hãy lưu ý các điểm sắp trình bày, đọc rồi cho phép bản thân thư thái. Quá độ luôn luôn khó khăn, song các bước sẽ nêu dưới đây làm cho chuyện đó trở nên dễ dàng thêm chút.

1. Duy trì tiếp xúc với gia đình

Điều này nghe chừng đơn giản, song hành vi cân bằng giữa việc đầu tư với bạn bè và gia đình trong khi cũng phát triển đời sống mới của bản thân là một thách thức mà ta sẽ phải không ngừng giải quyết thật khéo léo.

Dành thời gian tiếp xúc với bà con thân thiết nữa. Sẽ khá khó khăn bởi nỗ lực giữa các mối quan hệ quả là vấn đề. Mình sẽ hiển nhiên đánh mất tiếp tục với một số người, điều ấy bình thường; đừng khiến mình trở nên cay đắng vì chuyện như vậy, bởi đó là một phần đời sống tự nhiên.

Bố mẹ không hối thúc, can thiệp các mối quan hệ của con cái, cứ để mặc chúng khởi sự tiếp xúc. Cho người trẻ không gian cần thiết để bắt đầu cuộc sống riêng. Bắt đầu phát triển mối quan hệ trưởng thành hơn là chỉ thuần túy dựa vào việc bố mẹ chăm sóc cho con cái.

2. Gầy dựng các mối quan hệ mới

Rời khỏi cộng đồng quen thuộc lâu nay có thể là sự cô độc, nên cần tiếp xúc với người mới. Chủ nhà trọ, các đồng nghiệp, bạn chơi thể thao hoặc câu lạc bộ tình nguyện là những cách thức tuyệt hảo để gặp gỡ, làm quen cùng khuynh hướng, hoàn cảnh tương tự. Bước ra ngoài và phát triển có chủ đích các mối  quan hệ. Đây là chương mới trong đời mình, cần ôm choàng nó đàng hoàng.

3. Dành thời gian cho bản thân

Trải nghiệm của mỗi người khi rời nhà, ra riêng sẽ khá khác nhau. Một số sở hữu kỹ năng cơ bản, song sẽ đương đầu về mặt cảm xúc. Một số khác không nấu ăn hay giặt giũ được, những rồi sẽ hoàn toàn hài lòng với việc sống xa nhà. Dành thời gian chính mình để cảm nhận các cảm xúc này, thử thách và mở rộng học hỏi, khám phá và phát triển các kỹ năng mới.

Bố mẹ phụ huynh dẫu vẫn còn lo lắng từng bữa ăn, muốn giặt giũ cho con cái và thậm chí tiếp tục chu cấp tài chính song quý vị cũng nên vạch định các ranh giới. Nhớ rằng việc rời nhà, ra riêng này là để trẻ độc lập và cũng là cho chính quý vị. Dạy con cái các kỹ năng chúng cần, và lên thời khóa biểu để dõi theo, nắm bắt chuyện ăn uống, ngủ nghỉ…

4. Hãy thực tế

Viễn tượng rời nhà, ra riêng có thể thật lãng mạn và đầy ắp không khí phiêu lưu, song cố gắng giữ cái đầu tỉnh táo. Liệu mình đủ tài chính để sống xa nhà, không có người thân bên cạnh? Cần bạn chung phòng không? Cân nhắc những gì mình ăn uống và liệu mình sẽ tự nấu ăn, và giả định chia sẻ chỗ ở với bạn bè đồng nghĩa không tạo nên xung đột. Chuẩn bị đối phó với các thách thức sẽ đến ấy, sẵn sàng đương đầu tốt nhất có thể.

Bố mẹ cần biết rằng có những thời gian con cái cần sự trợ giúp của quý vị bất kể về cảm xúc, thể lý hoặc tài chính. Hãy để con em mình biết rằng bạn luôn bên cạnh và những khả năng nào có thể cung ứng song đừng cưng nựng, chiều chuộng chúng quá. Cho phép con cái mắc lỗi, để mặc chúng kiến tạo ngân sách (hoặc thiếu hụt riêng). Để chúng được đề nghị giúp đỡ khi cần thiết…

5. Tử tế với chính mình

Mình có thể lập kế hoạch rời nhà, ra riêng đến từng chi tiết hết sức cụ thể, song mình khó đảm bảo mọi thứ diễn đạt như đúng kế hoạch đã định. Có nhiều đêm cảm thấy thật sụt sùi, nếu thế cứ để nước mắt tuôn rơi. Có những ngày thân thể rời rã, đau ốm và có thể nhận thấy một số biểu hiện của stress hoặc lo lắng thái quá. Điều ấy vẫn ổn. Mình đang thiết lập một đời sống mới cho chính bản thân; đang nắm lấy thời gian để học cách thích nghi, điều chỉnh. Lái cuộc đời tốt nhất có thể và học hỏi nhiều thói quen mới mẻ đặng duy trì, gìn giữ chính mình cho thật khỏe khoắn, lành mạnh.

Bố mẹ không nên căng thẳng hoặc lo sợ, con cái của quý vị sẽ ổn thỏa thôi. Xin đừng quên một thời chính tiến trình này cũng từng xảy đến với quý vị.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top