‘Vô tính’ (asexuality) như một thiên hướng tình dục

Thi thoảng, vẫn nghe thấy các bạn trẻ hứng chí hò nhau tụ bạ, rủ đi ăn uống thay cho việc yêu đương ba lăng nhăng, chán mớ phèo; ngỡ như bánh trái, thực phẩm cơ chừng ngon hơn hẳn cái món dục tình, luyến ái giao hoan.

Vui thì vui thật, đùa cứ gọi là làm thiệt luôn. Hóng tin biết thế, sự thật ra sao khó đoán định tỏ tường; chỉ càng giúp mình hiểu thêm đôi chút tưng tửng và khiến bản thân sực liên tưởng ngay khái niệm thiên hướng tình dục khá mới mẻ với ngay cả không ít thanh niên ở nước Việt là ‘vô tính‘ hoặc không tình dục (asexuality).

[Dĩ nhiên, ở đây tuyệt không ai ám chỉ xa gần hay cố nhắc đến sản phẩm vô tính của các loài động vật không xương sống và động vật xương sống bậc thấp, nhỉ].

Nghiên cứu cho thấy, khoảng 1% dân số Anh quốc tự nhận mình là vô tính.

Vài định nghĩa đưa ra về khái niệm này: vắng bóng thiên hướng tình dục; theo tác giả Bogaeert thì cơ bản không cảm thấy hấp dẫn hướng tới người khác; hoặc được chấp nhận bởi cộng đồng trực tuyến các cá nhân vô tính lớn nhất thế giới (AVEN) là vắng bóng sự hấp dẫn tình dục, dù ngay trên trang mạng này cũng chứng tỏ nét khác biệt quan niệm giữa các cá nhân này.

Một số tự hỏi liệu vô tính là do thiếu cân bằng các tuyến nội tiết hay nó thuộc dạng rối loạn mà khiến người ta chẳng hề thấy hấp dẫn về mặt tình dục?

Đôi ba nghiên cứu khởi thủy chỉ ra rằng vô tính không liên quan chi với các tỷ lệ cao hơn hẳn của tâm bệnh; tuy vậy, có thể nó khá khít hợp tiêu chí chẩn đoán rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid Personality Disorder). Dường như vô tính trở nên thường gặp ở những người trưởng thành mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

công trình thách thức quan điểm cho rằng vô tính nên được xem là một trục trặc tình dục; nhóm tác giả này tiến hành so sánh biên độ giãn nở âm đạo (VPA) và trạng thái phấn khích tình dục chủ quan ở phụ nữ vô tính và phụ nữ không vô tính.

Trong một xã hội bị ám ảnh bởi tình dục thì ý tưởng các cá nhân không hề trải nghiệm sự hấp dẫn tình dục nghe chừng thật tha hóa. Tuy vậy, bằng chứng từ nghiên cứu xa xưa của Kinsey (1948) phát lộ một tỷ lệ nhỏ dân số thể hiện hành vi tương ứng với những định nghĩa hiện đại về vô tính. Và công bố nổi tiếng lần đầu tiên chú mục vào vấn đề vô tính do Johnson triển khai năm 1977. Rõ ràng, nhờ mạng lưới điểm toàn cầu mà các cá nhân vô tính tận dụng cơ hội gặp gỡ những ai giống họ khắp nơi trên thế giới.

Một số lý thuyết còn bảo vô tính là sản phẩm của xã hội hiện đại:

cả sản phẩm và phản ứng ấy đều nhằm phản lại đời sống tình dục hóa xã hội, rối loạn định hướng hậu hiện đại ở đây và ngay bây giờ của chúng ta. Bài báo này cũng nhấn mạnh dù chuyện gì hay vấn đề ra sao chăng nữa, vô tính có thể được xem như một sự chống kháng xã hội tái diễn tình dục không đúng đắn (sexusociety).

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top