Dự báo thông qua nét vẻ mơ hồ, khó đoán…

Những ngày này, cái thái độ ứng xử tử tế và bày tỏ chính kiến sát sườn không hề bị chìm xuồng, bất kể vô vàn sự vụ thừa độ quyến rũ quen thuộc đủ để thu hút mắt nhìn, tai nghe và làm dễ dàng khắc ghi, in đậm hơn trong trí nhớ.

Các dữ kiện lịch sử cho thấy, không lâu trước khi xảy đến biến cố, khó ai dự đoán chính xác điều tất yếu xuất hiện. Đừng quên, gì gì, lịch sử nỏ phải là toán học.

Dĩ nhiên, dẫu gay go chẳng phải đoán định ngay liền thì thế nào rồi cũng sẽ tìm thấy cách khác để đưa các sự kiện có liên quan vào vòng chú mục quan sát.

Những thời khắc ấn tượng mang tính cách mạng lớn lao là điểm son diễn bày cho thiên hạ thấy họ không đoán biết được chút nào về tương lai; bởi nó ngập tràn vô vàn điều bất định. Đương đầu với nó là cuộc tranh đấu không ngừng nghỉ. Và không kỳ cục gì lắm, để giải quyết về những bất định khôn lường nổi ấy, người ta nói về chính trị; họ nói với nhau về chính trị, một cách ám ảnh: với ông dược sĩ đầu ngõ, bà bán thịt trong chợ, tán dóc rỗi hơi khi đứng chờ xe bus, v.v… cứ vậy, mọi người không ngừng nói về chính trị.

Dự đoán những gì tha nhân, người khác sẽ tiến hành là vấn đề cốt yếu, sống chết. Nên mọi người nói chuyện chính trị với những người tình cờ gặp gỡ, hết sức say sưa chẳng hề ngừng nghỉ. Đấy là cách họ đang cố gắng ‘lấy mẫu’ bên ngoài gia đình và mạng lưới bạn bè đặng phát hiện xem thử người ta đang sắp làm gì.

Tôi có nên, liệu mình sẽ… Biết bao người tự đặt câu hỏi tương tự với bản thân, hàng ngày và thi thoảng vào lúc này lúc nọ. Quyết định của họ phụ thuộc vào điều họ nghĩ người khác có thể sẽ thực hiện. Và họ cho rằng mình có thể đổi thay cái rụp ngay vào mỗi một khoảnh khắc cần hành động. Trong bầu khí căng thẳng ấy, những tin đồn và các trạng thái cảm xúc lây lan trong cộng đồng như tia lửa điện được kích hoạt. Nỗi niềm phấn khích hóa thành sự kinh hoảng, thất vọng hóa thành hy vọng, và mọi thứ có thể quay mòng mòng trở lại.

Những gì là mục tiêu cứu cánh, rốt ráo sẽ phụ thuộc vào những gì mình nghĩ là khả thể. Có đâu ít thành tựu dễ xuất hiện, kết quả. Và cơ chừng chẳng có cách thức nào đáng tin cậy để dự báo những gì đích thị sẽ xảy đến.

Lý do mọi người cho rằng tương lai dễ dự đoán so với bản chất bất định của nó chính là thứ mà tâm lý học định danh hiện tượng “định kiến đã biết trước rồi” (hindsight bias) đó chăng. Thậm chí, chúng ta đã và chắc sẽ tiếp tục được chứng kiến các chuyên gia phát triển các câu chuyện phức tạp đặng cố tuyên bố hoặc gắng giải thích thuyết phục cho những gì đã xảy ra theo cách chúng phải xảy ra thế.

Thực tế, đấy là thoáng nhìn qua khá rõ ràng về sự thật kiểu như này này hơn là những gì chúng ta sẽ nghe thấy sau sự kiện; bởi có vẻ, cần nhớ rằng đây cũng là khoảnh khắc của sự bất định (một ví dụ nhãn tiền từng biết tới).

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top