Phòng vệ cực đoan và bấn loạn phản ứng trước cuộc đời quá chừng phức tạp

Cho đến bây giờ, cơ chừng những nhu cầu đích thực của mọi người có thể chỉ là mong nhìn thấy rõ ràng và thấu hiểu cho bằng được tính phức tạp; rằng khi nào thì chúng ta cầm nắm chặt nó trong tâm trí chính mình.

Nền chính trị kỹ thuật số trong thế giới đa văn hóa ngày nay khiến lịch sử hoặc trở thành thứ vô cùng trân quý hoặc là cái bẫy.

Việt Nam cũng như Trung Quốc đang trải qua một sự bùng nổ kinh tế ghê gớm. Đi cùng thành công tài chính và tăng trưởng ngoạn mục khó phủ định, đất nước còn nảy nở liền kề ngày càng nhiều rối rắm xã hội và căng thẳng tinh thần. Đời sống mất đi sự giản đơn vốn quen thuộc lâu nay, trở nên ngày càng khắc nghiệt hơn hẳn, và điều này không thuần túy gây tổn thương cho các cá nhân mà còn ảnh hưởng tới cả toàn bộ nền văn hóa nữa. Công dân cảm thấy áp chế ghê gớm trước lối sống đổi thay khủng khiếp. Trong khi hăng hái vớt ngọn, đạt tới các thành tựu kinh tế trên bề mặt thì đất nước lại bỏ mặc, ấn tống xuống bên dưới các khía cạnh tâm lý. Với những khủng hoảng hiện sinh cực đại đến thế, sức khỏe tâm trí phải gánh chịu đau thương vô bờ.

Tâm lý học lâm sàng vừa mới mon men bám rễ sơ bộ vào nền văn hóa Việt. Đích thị, tâm lý học và tâm thần học đều bị hiểu nhầm, có vẻ không được tán thành, bị ngờ vực và giảm giá trị trong cộng đồng dân chúng. Tâm lý trị liệu là khái niệm ngoại quốc khá xa lạ.

Nên chi bất kỳ mặt tích cực nào đối với các vụ việc bi kịch ngày càng xuất hiện dày đặc có thể là dấu chỉ đòi hỏi nền văn hóa dần phải nhận ra tầm quan trọng chính đáng và giá trị tập thể lẫn giá trị cá nhân của tâm thần học, tâm lý học và tâm lý trị liệu. Không chỉ đơn thuần cần chú mục tới số lượng không nhỏ người mắc các rối loạn tâm thần khác nhau chưa được phát hiện, điều trị mà thậm chí dễ dàng dự đoán rằng, chắc chắn còn khá mơ hồ về một giải pháp nghiêm túc mang tầm quốc gia đối với khủng hoảng tâm lý hết sức nguy hiểm.

Nói thế để thấy rằng, bất chấp mức độ phổ cập và chấp nhận tâm thần học, tâm lý học và tâm lý lâm sàng ngay ở các nước phương Tây thì chúng ta vẫn tiếp tục chứng kiến cả loạt cơn dịch hành vi bạo lực ngày càng khủng khiếp. Các lối điều trị dược lý và thêm chút tâm lý trị liệu thất bại thảm hại  do người ta còn chưa thấu tỏ cách thức giải quyết hiệu quả nỗi niềm hụt hẫng, giận dữ, hận thù, bực dọc và cay đắng. Như triết gia F. Nietzsche từng lưu ý: “không có gì làm héo mòn con người nhanh cho bằng cảm xúc về sự oán giận, thù hận”. Hầu hết các rối loạn tâm thần khởi đi hoặc trực tiếp hoặc thứ phát từ đây: giận dữ, báo oán, tức hận, thù địch hoặc cay đắng. Cho dù vấn đề thế nào, việc làm mưng mủ một cách vô thức các cảm xúc tiêu cực trên khiến người bị tổn thương dần trở nên cay đắng và thù hận, dẫn đến thấy mình chủ bại, đôi khi xung hấn- thụ động, phá hoại, nghĩ đến chuyện trả thù hoặc thậm chí tạo hành vi bạo lực.

Trạng thái đắng cay bệnh lý là thứ tâm trí nguy hiểm có thể và dễ dàng thúc đẩy thành hành vi tội ác. Cay đắng, được hiểu như một trạng thái mãn tính và lan tỏa cứ âm ỉ ấp ủ, là một trong các cảm xúc phá hoại và gây độc nhất của con người. Cay đắng là dạng kiểu tính cách hằn học không lành mạnh hướng tới ai đó, điều việc hoặc với chính bản thân cuộc đời, hậu quả của tình trạng kìm nén liên miên của nỗi niềm tức giận, thù hận hoặc ai oán mà người ta tri nhận bản thân bị đối xử thế. Cay đắng là thứ cảm xúc oán thù dây dưa của câu chuyện bị tước đoạt quyền lợi và trở thành nạn nhân chẳng có chút giá trị chi. Cay đắng, tựa oán hận và thù địch, khởi đi từ việc không được kiểm soát lâu rồi những nỗi niềm phiền muộn, bẳn gắt, hụt hẫng, tức giận hoặc thịnh nộ âm ỉ.

Những gì kết tủa đặng tạo nên những cơn bùng phát kinh hoàng của vô số cơn điên khùng như thế? Hầu hết các sự vụ gần đây tại Việt Nam đều bị quy về xung đột liên nhân cách, thất nghiệp, stress và bệnh tâm thần. Song liệu các hành vi tội ác, bạo lực đó đơn giản bị đổ tại loạn thần hay stress? Hay các rối loạn tâm thần và các hành vi tội ác là hậu quả hơn thế do cách thức chúng ta quản lý kém cỏi stress, sự hụt hẫng, oán hận hoặc thù địch? Vài tại sao các cuộc tấn công, giết người, gây tai nạn trực tiếp vào nhà trẻ, người vô tội và các đối tượng dễ tổn thương? Có lẽ bởi vì ngay chính kẻ thủ ác cũng tự cảm thấy mình mất mát quyền lực quá chừng, tuyệt vọng, là nạn nhân và bị tổn thương trong khi đối mặt, đương đầu với sự thay đổi kinh khủng và khó lường định hết được. Những sự giằng kéo, chỉ trích và đập phá hết sức giận dữ và đôi khi khá ngây ngô của họ là nhằm chống lại đất nước Việt Nam thời mở cửa và đổi mới, biểu tượng hóa cho thế hệ kinh hoàng kế tiếp sẽ xuất hiện?

Mức độ thường xuyên các yếu tố kết tủa đào sâu thêm lắm cơn bùng nổ điên loạn chết người như thế, thuộc sự báo thù bị kiềm nén mông lung và không ổn định, là bởi tình huống đời sống căng thẳng hoặc khủng hoảng hiện sinh đủ khiến những phòng vệ bản ngã dường như đột ngột bị bẻ gãy hoặc bị hóa giải, cởi bỏ và tạo điều kiện phóng thích những xung năng giết người bấy lâu thiết lập ngấm ngầm?

Ngày nay, tại Việt Nam, cũng như ở cả Trung Quốc và các nước châu Á khác, chúng ta đang chứng kiến những bung xung đủ kiểu lắm trò của các thành viên của một nền văn hóa bỗng dưng quá dễ nhạy cảm dưới áp lực đương đại và sự giao thời, quá độ. Ngoài ra, cũng không khó nhận diện hiện tượng người ta ít nhiều có xu hướng tấn công, gây đau đớn và giết hại người khác không phân biệt– đôi khi kéo theo việc kẻ thủ ác tự sát– dường như là dấu chỉ khá tương tự những gì đang xảy đến ở Hoa Kỳ và các nước muốn học theo sát gần với nền văn hóa phương Tây như Trung Quốc và Nhật Bản.

Tạm suy luận rằng, cá nhân bị vướng mắc rối loạn– trước các ngăn cấm thuộc khía cạnh văn hóa, đạo đức hoặc tôn giáo– đã chối bỏ cơn xung hấn, giận dữ và oán thù của mình đến độ khiến họ lưu giữ kéo dài đủ lâu cơn thịnh nộ phân ly hết sức nguy hiểm trong lòng.

Thật đáng sợ khi nghĩ tới Việt Nam, và đặc biệt các nước Trung Quốc, Nhật Bản và các nền văn hóa đang phát triển nhanh chóng khác đang bắt đầu cho thấy một xu hướng ghê rợn: bùng nổ cơn điên khùng phá hủy và tội ác thuộc dạng bạo lực thản nhiên vốn khởi đi từ những nỗi niềm oán giận, thù địch và uất hận kéo dài không được bộc lộ. Dịch báo thù đang lây lan. Các rối loạn giận dữ tăng lên. Hành vi bạo lực dần trở nên thông thường.

Dĩ nhiên, với chính quyền hai siêu cường như Hoa Kỳ và Trung Quốc thì họ có thể làm tốt việc lưu ý thấu đáo các triệu chứng và dấu hiệu nguy hiểm này, và bắt đầu nhấn mạnh có chọn lọc sức khỏe tâm trí những công dân cay đắng của họ.

Điều này đòi hỏi nhiều hơn là việc thuần túy cung cấp thuốc chống loạn thần và tăng cường an ninh quốc nội; nó sẽ đòi hỏi việc trị liệu tâm lý thật hiệu quả rối loạn giận dữ và sự tinh tế tâm lý lớn lao mang tính xã hội nhằm chiến thắng cuộc chiến tranh khởi đi do sự hụt hẫng và cay đắng trước trạng thái đời sống đổi thay. Như thế, không thừa khi nhắc lại cẩn thận rằng, đừng quá hân hoan vô lối vì ngay cả các thành tựu tăng trưởng kinh tế và khoa học kỹ thuật cũng tạo nên mặt tối và kèm theo bóng mờ tiêu cực.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top