Sự kiện bi thảm, tìm kiếm hiểu biết và cảm xúc hài hước: chia sẻ tinh thần đối thoại

Những vụ thảm nạn khủng khiếp như kiểu đi đưa tang qua cầu lại chết vừa mới xảy ra sáng nay ở tỉnh miền núi Lai Châu luôn khiến người ta hình thành ngay lập tức liền phản ứng tại sao.

Đó là cái hình ảnh cuộc đời giơ tay lên trời chới với, khi giữa thiên nhiên khắc nghiệt và sống trong một đất nước mà tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng mỗi ngày dễ khiến dân chúng ít nhiều chai lì với thương vong và chết chóc.

Như tất cả, bản thân dõi theo tin tức đặng tìm hiểu nguyên nhân xem điều gì đang xảy ra đồng thời cũng ngạc nhiên tự hỏi tại sao thiên hạ lại phấn khích đến vậy với chuyện biết tại sao.

Câu trả lời hiển nhiên chưa chắc là câu trả lời đúng đắn; câu trả lời rõ ràng là nếu chúng ta hiểu biết, chúng ta có thể thay đổi. Nếu ta biết tại sao các thảm nạn, tai họa và bi kịch xảy đến thì mình có thể ngăn ngừa chúng trong tương lai. Và nảy sinh nhu cầu thử lý giải…

Một nghiên cứu cho thấy, chúng ta tìm kiếm lời giải thích nhằm tạo khoảng cách với các sự kiện bi thảm. Khoảng cách là điều quan trọng trong ký ức, trí nhớ.  Mọi thứ chúng ta nghĩ gần gũi, chúng ta nghĩ chúng trọng yếu với quan niệm bản thân; mọi thứ cách xa, chúng ta không kết nối với bản ngã hiện tại. Và sự gần gũi quyết định các đáp ứng mang tính cảm xúc của chúng ta.

Khoảng cách quan trọng với trí nhớ bởi chúng ta giữ gìn niềm tin rằng mình thay đổi theo thời gian: tạo khoảng cách khỏi ký ức và khỏi các bản ngã trước đây. Tuy thế, cách thức tạo khoảng cách ngoài thời gian còn có quan điểm: nhìn ký ức thông qua đôi mắt mình, hay từ viễn tượng bên ngoài; mô tả thành lời ký ức ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba; hoặc đơn giản nghĩ sự kiện rốt ráo xa xôi hoặc gần gũi hơn với mình. Tất cả các kỹ thuật ấy khiến ký ức rời xa, ít gắn bó với cái tôi đương thời, giảm bớt cảm xúc; tức làm ký ức bị cất bỏ cả khía cạnh cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực.

Dĩ nhiên, ngay chính sự giải thích cũng làm tăng thêm khoảng cách. Chẳng hạn, nghĩ tới chuyện khi nào thì các sự kiện bi thảm trở thành điều buồn cười?

Cách tiếp cận khác này cố phơi mở lý do để cho các hiện tượng cơ chừng vô cùng nghịch hợp lại xảy ra; bằng một loạt thực nghiệm, nhóm tác giả nghiên cứu xem xét các điều kiện khiến việc bi thảm có thể trở thành trò cười.

Lý thuyết làm nền tảng là thời gian trôi qua khi bi kịch không chỉ được xem xét không thôi mà còn cả cách thức nó chạm sát nhất tới người ta, cũng như phương thức diễn ra; nói khác, khoảng cách có thể được đo cả với thời gian và không gian. Ý tưởng cơ bản: các bi kịch nhỏ, hoặc điều xui rủi, bất hạnh (các tác giả gọi là “các lỗi lầm lành tính”) càng nhiều thì càng dễ nảy sinh hài hước nếu chúng xảy đến với mình hoặc với một người bạn thân; nói khác, các bất hạnh, xui rủi đa phần sẽ buồn cười hơn khi chúng lừa gạt, tống đấm vào kẻ khác.

Khả năng ở đây là khi chúng ta ngập tràn trước các sự kiện bi thảm, khi chúng ta chạm tới đáy tủi buồn, và sự thống khổ của chúng ta quá chừng khốc liệt, chúng ta cảm thấy hoàn toàn tuyệt vọng, không còn khả năng thay đổi thực tế xung quanh mình. Trong những tình huống ấy, hài hước là công cụ hữu hiệu đóng vai trò như một cơ chế phòng vệ. Chúng ta quá bị thống trị bởi nỗi niềm đau đớn, không đủ sức chịu đựng hoặc giải quyết nó bây giờ nên chúng ta tìm kiếm phóng thích, khuây khỏa. Tỷ dụ, khi không có khả năng kiểm soát thực tế thể lý bao quanh thì thay vì cảm thấy tuyệt vọng, người ta gắng thay đổi các cảm xúc nội tại. Hài hước giữ vai trò lớn lao trong sự thay đổi đó và cho họ quãng trú nghỉ thoát khỏi hiện thực khủng khiếp xung quanh. Góc cạnh nọ kia, bi kịch và hài hước chắc hẳn sẽ tay trong tay gắn bó với nhiều người chúng ta.

Mặt khác, đâu có thể là các yếu tố ngớ ngẩn gây nên tai họa thể lý? Cơ chừng, đó có thể là những chi tiết thuộc tình huống, nhận thức, nhân cách và tình cảm/ tâm trạng. Bởi sống trong thế giới này, tất cả chúng ta dễ dàng phơi nhiễm với mức độ nhất định nguy cơ thể lý, và một số hoạt động rõ ràng nguy hiểm hơn.

… Song gì gì, tất cả chúng ta đều chia sẻ chung bi kịch xảy đến vì chúng ta là thành phần của cộng đồng nhân loại. Mọi người giải quyết đau buồn và bi kịch bằng nhiều cách khác nhau, đa phần chúng ta là viết xuống hoặc nói ra. Trước thảm nạn, các cuộc đối thoại không ngừng diễn tiến; song thay vì đánh giá và tấn công các ý kiến, hành động của người khác mà ta không đồng ý, sao không thực sự dừng lại rồi lắng nghe đích thị những gì được nói?

Tất yếu là chúng ta cần thiết biểu lộ các quan điểm, và rõ ràng, các ý kiến sẽ khác biệt. Đó là điều tuyệt vời, đó là lý do tại sao chúng ta có những bộ não ngày càng tăng thêm sự phức tạp. Nhưng để thực sự thay đổi diễn ra được, chúng ta cần kiến tạo một không gian an toàn để chia sẻ các câu chuyện của mình. Và sự thật, không ai trong chúng ta có toàn bộ câu trả lời; có nhiều khía cạnh và mỗi chúng ta có một mẩu giá trị về câu đố nếu chúng ta có thể được phép chia sẻ nó trong tinh thần đối thoại.

Bởi vì chúng ta có chung một điều ước muốn: thảm nạn đã xảy ra sẽ không bao giờ, không bao giờ tái diễn hay xảy ra lần nữa.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top