Nhận rõ ngu xuẩn khi cố thuần dưỡng tự do ngôn luận

Chọn lựa là các bài học. Trạng thái thiếu quyết đoán cơ chừng là hậu quả của nỗi sợ thất bại, và có thể nảy sinh cảm nhận rằng nhờ không làm gì hết sẽ hạn chế các cơ hội tạo lựa chọn sai lầm. Kỳ thực, khám phá các cảm nhận ngờ vực lại có  thể giúp người ta vượt qua tính thận trọng quá mức; e mình có thể nghĩ tới mọi thành tựu, tự hỏi bản thân kịch bản tồi tệ nhất khả dĩ, và cách nó ảnh hưởng đời mình. Người ta không chỉ cân nhắc các tiềm năng mất mát, thiệt thòi mà cả kiến thức bổ ích thu lượm được trên tiến trình thực hiện. Thay đổi quan điểm về tình huống phản ánh các thấu hiểu mới mẻ giúp người ta nhận ra tất cả lựa chọn có thể dẫn dắt họ tiến về thành tựu tích cực, vì mình có thể luôn đạt được một hiểu biết sâu thẳm hơn về chính cuộc sống.

Thanh lọc, cố gắng tẩy trừ rồi tuyên phạt blogger vì anh, chị ta chọc giận, công kích mình càng quá dễ củng cố một sự phá cách đáng lo sợ. Bởi vì quả sắc sảo ý tưởng cho rằng kẻ nào muốn ném vứt sự tự do của một quốc gia thì thường phải bắt đầu bằng việc bắt thần phục tự do ngôn luận.

Tuy nhiên, cũng giống như các dạng tự do chính trị khác như tự do tín ngưỡng và tôn giáo, và tự do báo chí thì tự do ngôn luận, dĩ nhiên, không hoàn toàn tuyệt đối. Ta không thể la lên “Cháy!” lúc mọi người đang xem kịch trong nhà hát khi thực tế không có điều gì như thế cả; cũng như mình không thể dứ dứ nắm tay đe dọa trước khoảng không gian mũi người khác được. Nói khác đi, tất cả chúng ta tự do trong các giới hạn nhất định.

Việc luôn luôn thế và trong xã hội dân sự luôn cần phải thế. Hầu hết chúng ta không lưu ý nhiều tới các giới hạn ấy vì đa phần chúng ta được lập trình thậm chí để chẳng hề nghĩ tới việc vượt thoát khỏi chúng. Và ngay cả khi ai đó muốn đấm vào mũi người khác, sự đe dọa bị trừng phạt không là lý do duy nhất khiến họ ngừng lại (hy vọng thế) mà còn là cảm nhận rằng chúng ta không nên xâm phạm vào quyền của người khác chẳng bị đấm vào mũi.

Tiến bộ trong nghiên cứu khoa học thần kinh cũng nhanh chóng nhóm hội tương tự. Khái niệm ‘vô thức’ của Freud hoàn toàn có một nền tảng thần kinh, và bây giờ chúng ta biết thành phần lớn nhất của suy tư và ý nghĩ chúng ta đích thị diễn ra bên dưới cảm nhận ý thức của chúng ta. Và điều đó thật may mắn cho chúng ta. Bởi như tác giả Thinking, Fast and Slow chỉ rõ, ‘hệ thống 1’ (người suy tư nhanh chóng và vô thức) đảm bảo sống còn; ‘hệ thống 2’ (phần tâm trí được định dạng là ‘chúng ta’) bị quy định hết sức mạnh mẽ bởi năng lực làm việc của hệ thống 1. Nếu dành thời gian, chúng ta có thể phóng thích mình khỏi một số thứ thuộc hệ thống này song không thể hoàn toàn thoát được, và không phải lúc nào cũng làm được. Sự thật khó nhằn là ‘chúng ta’ không thoát ra khỏi các bản ngã vô thức của chính mình; dĩ nhiên, chúng ta biết điều này từ lâu rồi trước khi Daniel Kahneman đưa ra hai khái niệm trên…

Và cơ chừng chúng ta cũng không thực sự có tự do ý chí. Nghiên cứu chỉ ra rằng xung năng để thực hiện các hành động cơ bản (giơ một ngón tay, chẳng hạn) nảy sinh trong não chí ít một giây trước khi chúng ta nhận ra hoàn toàn, ý thức đủ đầy về ước muốn chuyển động nó. Dường như tâm trí vô thức, hiểu biết chức năng bị tước đoạt của ngôn ngữ, có thể kiểm soát rất lớn đến việc ra quyết định có ý thức nhiều hơn là chúng ta tưởng.

Chẳng hạn, chúng ta không đơn giản quyết định dừng cảm thấy buồn bã hay trầm uất. Tuy thế, có các con đường gây ảnh hưởng khác đối với các tâm trí vô thức vẫn đang hiện diện. Chúng ta dẫu không thể, chí ít ngay tức khắc, ngừng ngắt bản thân khỏi cảm giác tức giận (khác biệt, dĩ nhiên, với chuyện ngừng bản thân không hành động khi đang tức giận) song chúng ta có thể, theo thời gian, truy tìm những điều gì đào sâu sự tức giận rồi tháo ngòi nổ, giảm thiểu khả năng gây tức giận của chúng lên bản thân mình. Do đó, chúng ta thực tế có khả năng rèn tập một dạng tự do gián tiếp, thứ tự do từ các tâm trí ý thức của chúng ta để điều khiển chiều kích cơ bản đời sống nhờ rèn tập các bản ngã vô thức của mình đi vào con người mà các bản ngã ý thức muốn chúng trở thành. Bằng cách đó, dù chúng ta có thể không ý thức đủ đầy các cú đấm thì các cú đấm sẽ chỉ được tung ra khi chúng ta tán đồng nên thế.

… Bi kịch rất chết người của tự do ngôn luận và sự gia tăng thói cố chấp, không khoan dung.

Vượt qua nỗi sợ bất tri giúp chúng ta đưa ra các quyết định. Nghĩ về điều tồi tệ nhất có thể xảy đến quả là một tiến trình kinh khủng, song khi đối đầu với nỗi sợ hãi, nắm lấy nó khiến chúng ta nhụt chí. Cho phép bản thân nhìn sự tồn tại của bản thân như một loạt các bài học cần biết hơn là các quyết định phải đưa ra thật chính xác sẽ làm thay đổi cuộc đời chúng ta. Thay vì bị tê liệt bởi sự do dự, chúng ta bắt đầu thưởng thức các hương vị của những trải nghiệm mới mẻ nảy nở từ các lựa chọn của bản thân. Nhìn mỗi một quyết định tạo ra như cơ hội để học hỏi, thay đổi và lớn lên tất không khó thấy rằng các lựa chọn của chúng ta sẽ dẫn dắt mình tới một sự thức nhận mới về chính bản thân và cả thế giới xung quanh.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top