Những cảm xúc hoang tưởng và giận dữ giữa đời thường

Hàng ngày, quá nhiều những vụ việc bạo lực được báo chí quốc nội đẩy lên mạng lưới điểm toàn cầu góp phần khiến thiên hạ bàng hoàng và không thể lý giải thấu tình đạt lý nguồn cơn.

Đứa trẻ, hoặc đứa trẻ trong người lớn, chống chọi để bảo vệ phần thiện lành trước sức tàn phá của các trải nghiệm xấu ác, và lý tưởng hóa là một sự phòng vệ. Thật khó khăn nhằm biết chắc đối lập với lý tưởng hóa có phải là trạng thái ái kỷ quá mức (tự lý tưởng hóa bản thân), hận thù và gièm pha, hoặc hoang tưởng (phóng chiếu hận thù) hay không.

Giống như người lý tưởng, kẻ trải nghiệm các ý nghĩ hoang tưởng cũng dùng cơ chế phòng vệ phân liệt và tách biệt (splitting), dù trong ví dụ này thì anh, chị ta phóng chiếu tất tật các cảm nhận tồi tệ khỏi bản thân, nhìn nhận thế giới, một số cá nhân nào đó, hoặc con người nói chung như lực lượng thù địch và khủng bố, đang đặt để tấn công cái tôi ngây thơ và thiện lành.

Một con người như thế không ngừng gìn giữ cảm xúc tiêu cực của kẻ cùng đường bởi việc chối bỏ sở hữu chủ của chúng rồi đá chúng sang những kẻ khác. Trong những trường hợp cực đoan, thể hiện dưới dạng hoang tưởng paranoid, kẻ ấy tri nhận các kịch bản và cơ chế dù mang tính người hay không, như là ‘thực tế’ đối với thân chủ cho dẫu nhà trị liệu biết rằng chúng chỉ là huyễn tưởng mà thôi.

Dù có thể biểu tỏ trạng thái cực đoan, các cảm xúc hoang tưởng là dấu hiệu trải nghiệm đời thường, tuy không gây ngờ vực hoặc xung hấn kéo dài. Khi đời sống trở nên tồi tệ, chẳng bất thường việc phóng chiếu hụt hẫng và tức giận ra ngoài, và tự hỏi tại sao các kẻ khác hoặc ngay chính cuộc đời, lại đối xử như thế với chúng ta. Đây là cách hay gặp đặng xử lý các cảm xúc tiêu cực, khi những ý nghĩ hoang tưởng là cơ chế phòng vệ chống kháng với sự tức giận hay hận thù của người ta.

Các cảm giác hoang tưởng là phương thức đặc thù giải quyết những cảm xúc tiêu cực. Bản chất tức giận và nguồn gốc gây xung hấn hãy còn tranh cãi, nhất là mức độ xung hấn tự nhiên và cần thiết cho sự phát triển cũng như sống còn, và liệu nó đáp ứng với hụt hẫng hay sợ hãi đến đâu. Xem xét một vài lý thuyết để hiểu thêm về sự phức tạp của các cảm xúc khủng khiếp này.

@ Lý thuyết Bản năng- Sinh học: thường nhìn nhận hành vi xung hấn như là sự diễn bày của thành phần nội tại, hiển nhiên thuộc bản chất con người, là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên (Lorenz, 1966).

@ Các lý thuyết Phân tâm:

a) Một số nghĩ xung hấn như phần tự nhiên của con người, một bản năng phá hủy; lực lượng chống lại đời sống và bản ngã; một sự ngăn cản việc phát triển cái tôi; bảo vệ cái tôi trước môi trường thể hiện tính ngăn trở;

b) Một số nhà tâm lý cái tôi (ego) nhìn xung hấn như phản ứng đối với các xung đột hiển nhiên trên tiến trình thích nghi, một phản ứng bất mãn và cảm xúc trầm uất;

c) Một số nhìn xung hấn như động cơ nỗ lực vượt qua một trở ngại;

d) Với một số nhà tâm lý bản ngã (self), xung hấn là phản ứng trước mối đe dọa mang tính ái kỷ thái quá, một dấu hiệu gây tổn thương tiềm tàng bản ngã;

e) Balint (1968) đặt nền móng xung hấn trong sự thất bại khi gắn khít nhu cầu của trẻ cho sự phụ thuộc tuyệt đối và đáp ứng của bà mẹ, sự hận thù phục vụ như rào cản dựng lên nhằm bảo vệ cái tôi khỏi ‘người không yêu thương chúng ta’;

f) Hầu hết các nhà Phân tâm độc lập Anh quốc nhìn động năng sống (libido) có yếu tính đổ tràn xung hấn, và do đó, xung hấn trẻ con là phần tranh đấu lành mạnh chống lại các tương tác bệnh lý. Winnicott (1971) duy trì quan điểm rằng xung hấn khởi từ hoạt động trước sinh của đứa trẻ.

@ Lý thuyết Hụt hẫng (frustration): nhìn hành vi xung hấn gồm việc thoát khỏi trở ngại cho các tiến trình và/ hoặc hành vi làm hài lòng. Người ủng hộ thuyết này còn cho rằng đáp ứng với xung hấn là hiện tượng phản ứng và chống kháng được đánh thức ở cá nhân bởi các hoàn cảnh ngoại giới.

@ Lý thuyết Học hỏi Xã hội: hành vi xung hấn là kết quả từ bản chất các hành vi chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ và những thăng trầm của tiến trình xã hội hóa và tích hợp nhóm. Bằng chứng cho quan điểm này được hình thành từ các dữ liệu thu thập bởi các nhà xã hội, nhân học, và tâm lý học theo định hướng lý thuyết học hỏi.

Tức giận, dĩ nhiên, có thể diễn ra dưới nhiều dạng thức; Malan (1979) quan sát một số bệnh nhân hay bộc lộ các hiện tượng:

  • tiền sử thiếu thốn cảm xúc, đôi khi quá mức trầm trọng, thường diễn ra vào giai đoạn cuối thời thơ ấu;
  • các xung năng hung dữ và phá hủy thật khó tin nổi, đi kèm độ căng tương ứng của tình yêu thương;
  • bằng chứng cho sự bị tước đoạt để lại chủ yếu hướng tới bà mẹ;
  • các chủ đề chính yếu liên quan với việc nuôi dưỡng- bú mớm.

Dĩ nhiên, đôi khi khó khăn để tưởng tượng trải nghiệm hụt hẫng của một đứa trẻ. Tuy vậy, chúng ta quan sát cách một đứa trẻ vặn xoắn cả người như dạng bùng nổ, thịnh nộ vậy. Malan cho là xung hấn lâu đời hàng triệu năm so với cảm xúc yêu thương cá nhân, nên quan hệ đầu tiên của đứa trẻ đối với mẹ mình là xung hấn? ( nhận được hơn là cho đi).

Khi nhà trị liệu làm việc với thân chủ biểu lộ sự sợ hãi trước nỗi giận dữ mang tính phá hủy thì dưới đây là một số gợi ý cần nhớ:

  • giúp thân chủ lưu giữ các đặc trưng và thành tựu mang tính tích cực, thiện lành, biểu lộ khía cạnh đó của bức tranh đi kèm với bất kỳ khía cạnh nào khác khiến thân chủ cảm thấy sợ hãi hoặc tội lỗi;
  • khuyến khích thân chủ nói thành lời sự giận dữ trong phiên trị liệu, hơn là hành động mang tính tự tàn phá bản thân hay đối tượng, ai đó ở bên ngoài, có lẽ quan sát cách biểu tỏ nó thành lời trong môi trường an toàn của trị liệu là không gây hại;
  • biểu tỏ, thông qua quan hệ với thân chủ, rằng diễn bày sự giận dữ thành lời (đặc biệt hướng tới nhà trị liệu) hoặc mô tả các huyễn tưởng phá hoại không hề gây hại cho nhà trị liệu hoặc thân chủ, hoặc quan hệ của họ;
  • cần thiết duy trì trạng thái vững vàng để không làm nảy sinh bất kỳ biểu đạt mang tính phá hủy về mặt thể lý trong phiên trị liệu;
  • tạo các kết nối giữa quá khứ và hiện tại để có thể giải thích độ mãnh liệt của sự giận dữ hoặc tội tội khi đang trải nghiệm nó; cùng lúc cho thấy một sự khác biệt giữa một đáp ứng đúng lứa tuổi ở thời thơ ấu và những gì không thích hợp trong hiện tại;
  • hỗ trợ thân chủ biểu đạt thích hợp sự giận dữ ở mức độ về các tình huống đương đại;
  • làm rõ sự khác biệt giữa tội lỗi thực tế là kết quả từ  việc biểu đạt nỗi tức giận gây đau đớn cho người khác, và tội lỗi không đúng đắn làm hư hại cảm nhận thân- tâm an lạc của chính thân chủ;
  • với lý do chính đáng của tội lỗi, khuyến khích và nâng đỡ ước ao của thân chủ tạo ra sự cách biệt trực tiếp hoặc gián tiếp: khả năng vá lành các tình huống và sửa chữa các quan hệ là dấu hiệu rằng nhu cầu phá hủy không nhất thiết kết thúc;
  • nhớ rằng bên dưới sự tức giận chắc chắn là một nỗi buồn đau sâu thẳm, sự trống rỗng hoăc trạng thái tuyệt vọng và yếu đuối khôn cùng là phòng vệ trước nỗi niềm thù hận. Người bị tổn thương có thể thích đáp ứng đầy tức giận hơn là chỉ ra cách thức họ đang thực sự chịu đau đớn hoặc yếu đuối. Càng nhận ra cách thức riêng có phù hợp với họ càng trợ giúp họ hiệu quả hơn;
  • cần thấu hiểu rằng nhà trị liệu và tham vấn cũng ghét bỏ thân chủ, nhất là những ai khiến họ cảm thấy không hội đủ năng lực hoặc ngần ngại (Winnicott, 1975). Chuyển kênh thích hợp nỗi niềm xung hấn ở nhà trị liệu hướng tới các mục tiêu rốt ráo của trị liệu sẽ hạn chế tối thiểu sự ngăn cách giữa thân chủ ‘tồi tệ’ và nhà trị liệu ‘tốt đẹp’;
  • cuối cùng, Malan thêm rằng sự tích hợp tình yêu thương và lòng hận thù dẫn đến các khoảnh khắc thay hình đổi dạng hết sức lớn lao, trong đó thế giới, cả quá khứ lẫn hiện tại, thay đổi từ ‘xấu xa’ thành ‘tốt lành’ (1979).

Thực tế, cũng cần biết rằng, một số thân chủ thấy mình khó khăn để biểu đạt sự thù địch đầy lo lắng rằng nếu họ làm thế, họ cũng sẽ tàn phá bản thân luôn; nên họ bộc lộ các hành vi trầm uất hoặc tự đập phá; cắt đứt các mối quan hệ, chẳng hạn, trước khi họ trở nên giận dữ với người khác; thậm chí, ở nhiều trường hợp phức tạp, gây hại với chính bản thân.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top