“Thơ không làm ra bánh mì…”

Câu thơ dịch từ tiếng nước ngoài đọc trên tờ báo giấy cũ xì đã tròm trèm 30 năm giờ vẫn còn thuộc: “nhưng thơ làm cho bánh mì ngon hơn một tí”.

Hôm nay Ngày Thơ Quốc tế thường niên, thử thả vội đôi dòng tái xác nhận lần nữa về giá trị của thi ca, khi người ta được cứu vớt bằng một bài thơ, và nhấn mạnh đúng tầm phương cách của thứ nghệ thuật trị liệu, chữa lành đầy quyền năng và huyền bí.

Tổ chức UNESCO cho rằng, thi ca khẳng định tiếp tục tính con người thân quen thông qua việc vén lộ với chúng ta rằng các cá nhân ở khắp mọi nơi trên toàn cầu này đều chia sẻ cùng cảm xúc và vấn đề tương tự nhau. Thi ca là dòng chủ lưu của văn chương truyền khẩu, và vượt qua bao thế kỷ, thi ca có thể truyền thông các giá trị hầu như đáng giá nhất trong các nền văn hóa đa dạng.

Như một biểu đạt sâu thẳm của tâm trí con người đồng thời thuộc thứ nghệ thuật phổ quát, thi ca là công cụ đối thoại và sự thiết lập bang giao trở lại. Việc phổ biến thi ca góp phần nâng cao cuộc trao đổi giữa các nền văn hóa và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, bởi vì thi ca tạo điều kiện tiếp cận với lối diễn bày xác thực, đúng đắn của ngôn ngữ.

Bởi vì ngôn ngữ khởi thủy của đứa trẻ là ngôn ngữ thi ca. Âm điệu của một bài thơ phản ánh nguyên ủy nhịp đập của trái tim chúng ta nghe thấy khi nằm trong bụng mẹ.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top