Nàng Bạch Tuyết: đẹp, xấu, và quãng đời sống thực ở giữa

Bạch Tuyết, nàng có cần phải xấu?
Bạch Tuyết, nàng có cần phải xấu?

Câu chuyện cổ tích Grim về nàng Bạch Tuyết từ thời thơ ấu xa lơ xa lắc giờ lại sống dậy bàng hoàng, với một chiều kích và ánh sáng khác, khi dịp cuối tuần gần một tháng trước ghé sang Viện Goethe xem phim.

Nghĩ về một trường hợp muốn ly hôn song cũng chưa thôi mong đợi làm sao có thể níu kéo và nữ thân chủ hy vọng, với việc kiếm ra tiền nhiều hơn thì dễ khiến ông chồng thôi còn lăng nhăng mà sẽ ghi nhận nỗ lực phấn đấu của vợ để rồi thủy chung quay lại.

Gợi khái niệm ‘hệ thống sống còn’ mà việc hiểu biết đầy kịch tính về nó có thể sử dụng câu chuyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết (Snow White), không phải với phiên bản Disney mà câu chuyện tìm thấy trong Truyện Cổ Grim sau lần xuất bản lần đầu tiên vào 1812.

Trước hết ý tưởng cơ bản liên quan khái niệm này là trẻ em cần người lớn để đảm bảo sống còn và trong một số trường hợp trẻ em đặt qua bên nhu cầu riêng tư và thích nghi với nhu cầu bất thường, thiếu ổn định, mang tính mệnh lệnh của bố mẹ hoặc một thành viên gia đình khác. Những sự thích ứng này, như các hệ thống sống còn, trình bày các mẫu hình đầy quyền năng về hành vi, thái độ và niềm tin chức năng nguyên ủy vốn nhằm duy trì cảm giác an toàn cũng như tiếp tục gắn bó với người lớn trong thế giới của trẻ nhỏ. Hình thành từ thời thơ ấu và nền tảng dựa trên suy tư cụ thể và phàm tục của một đứa trẻ, dần về sau chúng cho ra các hành vi thất sách của kẻ vị thành niên và người trưởng thành.

Giờ quay lại phiên bản đầu tiên của truyện cổ tích Grim. Phiên bản Tiểu Bạch Tuyết ấy tuân thủ truyền thống mà động năng và cốt truyện của loại văn chương truyền khẩu vốn chú trọng mô tả ‘con người bình thường’. Theo đó, cô bé mới 7 tuổi khi thấy dung nhan mình trong chiếc gương thần như là ‘người đẹp nhất giữa thế gian’. Mẹ Bạch Tuyết không chết khi sinh ra cô, bà sống thọ và là chủ nhân thực sự của chiếc gương thần. Việc bà mẹ ruột bị chuyển thành bà mẹ kế độc ác bắt đầu từ bản in 1819 trở về sau; sự chuyển dịch thế được tìm thấy trong các chuyện cổ tích khác, biểu tỏ nhu cầu của anh em nhà Grim muốn lý tưởng hóa Bà Mẹ như biểu tượng quan trọng của các giá trị Đức quốc.

Cụ thể hơn, theo truyện, sau khi dung nhan Bạch Tuyết xuất hiện trong chiếc gương thần, cô bé trải qua các cuộc tấn công của bà mẹ sôi máu điên cuồng vì ganh tỵ: bảo người tiều phu đưa cô vào rừng thủ tiêu, và ba lần hãm hại khác do chính bà mẹ hóa thân thành bà lão tiến hành ở nơi mà gương thần mách bảo chỗ trú ngụ của Bạch Tuyết (dải lụa thắt chặt đủ để mất ý thức, cái lược tẩm độc cũng làm nạn nhân mê man, và cuối cùng là quả táo thêm độc dược); tiếp đó, phần còn lại là Bạch Tuyết nằm mãi trong quan tài cho đến ngày được chàng hoàng tử giải cứu, rồi họ sống ‘hạnh phúc bên nhau mãi mãi’.

Đổi đoạn kết của chuyện cổ tích vào việc người ta giải quyết thực tế và anh thư có thể là một phụ nữ trẻ trung bị tàn hoại khủng khiếp bởi các trải nghiệm trong đời. Cô có thể đau đớn bởi rối loạn stress sau sang chấn, ám sợ dây ren, dải buộc, lược, táo, và các quý bà rồi đau đớn do mắc rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng cũng như dạng phản ứng lo âu lan tỏa. Đây rõ ràng không phải là cá nhân sống ‘hạnh phúc mãi mãi về sau’.

Khi hỏi một đứa trẻ rằng nàng Bạch Tuyết cần làm gì, với tư duy cụ thể, nó trả lời rằng: ‘Chị í cần rời khỏi cái gương’. Vậy rồi sau đó cô í cần làm thế nào nữa?  ‘Chị í cần phải xấu xí’; càng xấu xí thì cô í càng không phải bị bà mẹ ái kỷ quá độ hành hạ. Chuyển thể Nàng Bạch Tuyết nhằm tránh rơi vào vòng cạnh tranh, đối đầu thảm khốc đầy tai ương với bà mẹ, dạng thức cốt lõi của hệ thống sống còn của nàng, là ‘phải nhất thiết xấu xí’. ‘Nhu cầu’ ấy có thể tự thân biểu hiện trên nhiều cách thức, tỷ dụ, trở nên thừa cân và béo phì. Cô gái trẻ, người sống sót và thoát khỏi nỗi ghen ghét, tị nạnh của bà mẹ nhờ mập ú, là một sự đánh mất để hiểu ra tại sao khi lớn lên cô không thể giảm cân, bất luận dù có cố gắng đến thế nào. Cô không hiểu rằng các hệ thống sống còn nảy sinh từ thời thơ ấu vẫn không dễ dàng thả bỏ quyền năng tác oai tác quái của chúng.

Các hệ thống sống còn này có thể diễn biến dưới nhiều dạng kiểu. Nếu bà mẹ hỏi: “Ai là người thông minh nhất trong chúng ta?”, nàng Bạch Tuyết e sẽ là kẻ đần độn. Nếu một người cha ướm lời: “Ai là người cần thiết nhất trong chúng ta?”, cậu con trai e sẽ là đứa phụ thuộc kém cỏi. Nếu anh cả được ưu ái nói: “Ai là người thành công nhất trong nhà mình?”, cậu út ít e sẽ đóng vai kẻ thất bại. Nếu đứa trẻ tin thật nguy hiểm khi vén lộ các bí mật gia đình, nó sẽ trở thành “đứa trẻ lặng câm”. Trong khi tất cả các chiến lược thành công giúp một đứa trẻ giải quyết với môi trường rối rắm và tiềm tàng hiểm nguy thì chúng lại không có được các đáp ứng lành mạnh hoặc đúng đắn khi trở thành người lớn trưởng thành.

Khi tuổi thơ của chúng ta trải qua cảm giác bị tước đoạt, mất mát về mặt cảm xúc thì dạng thức thiếu vắng không nghĩ mình là người quan trọng hoặc đáng yêu đủ kéo dài trong khi trưởng thành như một kiểu ‘não trạng mất mát”. Chúng ta có thể ước gì mình có thể có đủ đầy những thứ mình cần; cảm giác bất an này dễ làm băng hoại, tàn phá các quan hệ thân mật. Chúng ta thậm chí mong đợi những người yêu thương mình bỏ rơi, hắt hủi mình, không bao giờ biểu tỏ các nhu cầu bản thân một cách trực tiếp hoặc lựa chọn tình nhân cặp đôi là những người lảng tránh, ngại cam kết gắn bó, không thích thân mật, gần gũi. Cảm xúc thiếu vắng, mất mát các nguồn lực quan trọng như tình yêu, thực phẩm, tiền bạc, hoặc thời gian có thể dẫn ta tới nỗi sợ hãi hoặc tức giận. Chúng ta có thể ám ảnh bởi những thứ mình thiếu thốn, hoặc có thể cảm thấy nhu cầu thao tác, vận hành trong mô thức khẩn cấp: bủn xỉn, hà tiện hoặc lên gấp gáp kế hoạch từng giây phút một trong đời.

Ngoài lầm lạc liên quan đến việc quản lý và nhận biết về thời gian, não trạng mất mát và thiếu vắng trên còn dễ khiến ta đưa ra các quyết định vội vàng, ngắn hạn để rồi sẽ làm tăng thêm khó khăn, rắc rối cho những khoảng thời gian dài hơi hơn; chưa hết, não trạng ấy còn quấy nhiễu ta về mặt động cơ, làm mình dấn vào những sự quyến rũ, cám dỗ và thử thách mà khả năng cao là bị tổn thương… Điều nên làm để thay đổi là hình thành thái độ biết ơn; không so sánh bản thân với người khác; ngừng hẳn ám ảnh; sử  dụng các công cụ đo lường ưu tiên (lên danh sách những việc cần làm, lập kế hoạch, v.v…); đừng tham lam, thèm khát quá…

Thực tế, hầu hết bố mẹ không giống với bà mẹ độc ác trong truyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết. Nhiều người có thể trải qua môi trường hồi tuổi thơ đầy rối rắm, trục trặc hoặc khốn khó và có khả năng đã phát triển các hệ thống sống còn phù hợp với thân phận của riêng họ. Điều quan trọng là người cha có thể nhìn vào nền tảng gia đình sinh học đặng thấy ra mình có mắc mứu với một môi trường cạnh tranh cực độ thế không; khả năng khác là ông hãy còn vướng vào nhu cầu sống còn xưa cũ để cảm thấy mình nhất thiết tồn tại, hay ông muốn làm ‘người cha hoàn hảo’ bởi vì mình dính dáng với một hệ thống sống còn đòi hỏi phải làm người hoàn hảo.

Càng thấu hiểu lịch sử chính mình và đạt được một khoảng cách tốt nhất với quyền lực của các hệ thống sống còn đặc thù, chúng ta càng tìm thấy nhiều khả năng để cống hiến, đưa lại và tạo lập cho con cái mình một môi trường cho phép chúng phát triển nhân cách, tài năng và những tiềm tàng riêng có.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top