Đau đầu xe cộ ồn ào sẽ càng cào sâu bất ổn

Đêm về khuya ở ngoài đường sẽ dễ chứng kiến hai điều: khuôn mặt mệt mỏi của đa phần mọi người, và những đống rác tú ụ được các gia đình sống trên phố đổ thải ra.

Trong chớp choáng lập lòe ánh sáng chói mắt và xe cộ lại qua xen kẽ còi bóp inh ỏi vẫn còn tấp nập làm điếc cả tai, xuất hiện ý nghĩ liệu tiếng ồn đối với người này có là âm nhạc của kẻ khác?

Tiếng ồn được xem là một dạng ô nhiễm vì nó là dạng kích thích không mong muốn cứ ấn bừa vào môi trường người ta, dù khá khó xác định một cách khách quan. Tính chủ quan bất biến của nó nằm ở chỗ tiếng ồn là thứ âm thanh người ta chẳng muốn nghe (tham khảo).

Một số nghiên cứu khẳng định trải nghiệm của bản thân người ta về tiếng ồn (ví dụ, sự phiền quấy) không phải do tự thân tiếng ồn, là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe. Nhiều nghiên cứu xem xét sự biểu lộ stress kéo dài dây dưa (xác định khách quan qua đo độ decibel) trên các mẫu tương đối lớn.

Tuy nhiên, tác động của tiếng ồn còn do một số nguyên nhân khác như nhân cách và sự có ý nghĩa của tiếng ồn; trạng thái phiền quấy do tiếng ồn gây nên đa phần được xác định do mức độ ồn ào, do vậy cả hai yếu tố là không hề độc lập lẫn nhau.

Vậy liệu chúng ta quen với tiếng ồn?

Các báo cáo vén lộ sự thật là người ta bắt đầu ngủ ngon hơn khi họ quen với tiếng ốn ào do các phương tiện giao thông tạo ra, phản ánh cho cái gọi là tiến trình quen dần. Dẫu thế,  các cuộc kiểm tra nhờ máy ghi tim vật lý (polygraph) cho thấy não của họ không hề có dấu hiệu thay đổi nào khi họ “dần quen với’ tiếng ồn.

Thực tế, phơi nhiễm tiếng ồn như thế đôi khi dễ làm tăng độ nhạy cảm với tiếng ồn. Dường như một số cá nhân quen với tiếng ồn, một số khác thì không thể. Cách người ta thích ứng cơ chừng phụ thuộc vào nhân cách và độ nhạy của bản thân họ.

Tính có thể dự đoán trước và triển vọng của việc kiểm soát tiếng ồn không mong muốn được xác minh là làm giảm nhận thức sau các tác động do phơi nhiễm với tiếng ồn; hơn nữa, các thực nghiệm stress cũng khẳng định kiểm soát là yếu tố quan trọng trong điều chỉnh các phản ứng stress dưới khía cạnh sinh lý của người ta.

Nói chung, tiếng ồn ảnh hưởng tới chúng ta theo hai con đường riêng biệt.

Cụ thể, mô hình phản ứng với tiếng ồn cho rằng tiếng ồn kích hoạt cơ thể người ta hoặc trực tiếp hoặc bằng con đường gián tiếp. Con đường trực tiếp được xác định bằng tương tác ngay lập tức của thần kinh thính giác với các cấu trúc thuộc hệ thần kinh trung ương, mà đến lượt nó khiến tăng thêm stress sinh lý.

Tác giả Babisch và cộng sự còn nhìn nhận mô hình gián tiếp hướng tới việc nhận ra sự ý thức tiếng ồn, và nó liên quan với mức tăng stess cảm xúc. Cả hai đường này kích hoạt hệ thần kinh tự chủ và hệ nội tiết, và sự kích hoạt kéo dài quá mức của các hệ thống này có thể gây nên các vấn đề sức khỏe trầm trọng

Ở Hà Nội, Saigon hoặc các thành phố lớn tại Việt Nam khác, chúng ta có vẻ đã quen với tiếng ổn và sống ổn thỏa trong chung đụng này, bất chấp thực tế cách mà phơi nhiễm tiếng ồn thế thực tế ảnh hưởng tới chúng ta cả về mặt tâm lý lẫn thể lý. Các phương thức không hay ấy có thể sẽ được trình bày vào một hôm rỗi rãi và êm đềm khác, ngay cả khi giời đất không rỉ rả mưa rơi như đêm nay.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top