Về nhà dễ đổ lệ quá độ

… Cách đây khoảng 1 năm cháu cũng đã gửi lá thư đến chú với bao nỗi lo lắng về tương lai về nghề nghiệp về tình yêu… Cứ ngỡ rằng nỗi phiền muộn ấy sẽ dần sẽ ổn nhưng càng thời gian gần đây cháu lại càng thêm lo sợ. Cháu biết rằng Thất nghiệp luôn là nỗi ám ảnh với tất cả các bạn sinh viên mới ra trường nhưng với cháu thì đúng là cháu cảm thấy hết sức nặng nề. Bốn năm dưới giảng đường đại học cháu cảm thấy bản thân mình quá thụ động quá vô nghĩa và khi nhận ra được điều đó hình như đã muộn màng ạ. Cháu vừa tốt nghiệp 31/5 vừa rồi nhưng cháu chưa thể xác định được cho mình 1cv muốn làm, và bây giờ cháu rơi vào tình trạng làm công việc gì cũng đc miễn là nuôi nổi bản thân và dĩ nhiên là không được phép vi phạm pháp luật. Thế nhưng những công việc như vậy cũng thật khó tìm ạ. Cháu rơi vào trạng thái căng thẳng vô cùng, cháu rất sợ ra trường rồi mà vẫn không có việc làm để nuôi nổi mình, cháu cứ sống ngày ngày dưới cái mảnh đất Thủ đô bon chen này để tìm việc càng tìm càng khó về nhà thì cháu không muốn mà nói đúng ra là cháu không dám ạ. Bố mẹ cháu cũng có khuyên về nhưng cháu sợ hàng xóm nói đi học Đại học mà lại không có việc (vì miền quê nghèo nhà cháu ít bạn đi học a). Cháu thực sự cảm thấy vừa mệt mỏi vừa sợ vừa lo lắng. Còn về chuyện tình cảm yêu đương thì càng thê thảm ạ. Trước cũng có vài bạn con trai có ý nhưng hình như bản thân cháu cũng k biết là mình nghĩ gì và cũng k biết cái tình yêu là gì nữa, bằng tuổi cháu có bạn đã lấy chồng, có bạn sắp lấy, và đa phần là đã có người yêu nhưng cháu thì chưa có gì nhiều người nghĩ rằng có thể do cháu nói dối hoặc có vấn đề gì đó. Nhưng cháu cảm thấy bản thân mình k sao. Chú ơi liệu con người có duyên số không hả chú? Hay mình phải đấu tranh giành cái số đó ạ? Cháu thực sự rất hoang mang về cái số của cháu ạ… Từ rất sớm ngay từ khi năm 2 khi các bạn của cháu vẫn vô tư hồn nhiên không nghĩ tới, tuy nhiên hơn nửa cuộc đời sinh viên của mình cháu lại sống quá thu mình, cháu chỉ biết đến giảng đường nghe thầy cô giảng, gần như cháu không tiếp xúc va chạm với bên ngoài mấy, cũng không theo học thêm bất kỳ một thứ gì khác, chỉ đến cuối năm 3 cháu mới nhận ra điều này cháu cố gắng để hòa mình nhiều hơn (mặc dù nỗi lo tương lai sẽ đi đâu về đâu vẫn tăng). Cháu cảm nhận được niềm vui nhiều hơn, có nhiều kỉ niệm hơn với bạn bè với thầy cô thì thời gian lại không còn nhiều. Cháu dần thấy nuối tiếc nhiều hơn… Nhất là trong những ngày cuối cùng của cuộc đời sinh viên, hôm nay chính thức chia tay cháu thấy rất buồn và hẫng hụt nhiều quá chú ạ. Cháu biết là chắc chắn phải chia tay bạn bè, thầy cô giáo nhưng mà cháu vẫn cứ muốn được có thêm nhiều thời gian hơn nữa, mấy ngày gần đây cứ những lúc một mình nước mắt cháu lại rơi ra. Cháu cứ muốn sống trong hoài niệm xưa. Có đôi lúc cháu có ý nghĩ thật điên rồ là thi lại đại học nhưng mà nghĩ lại thi lại bạn bè mình cũng có còn đó đâu. Cháu không biết làm sao và cảm xúc đó có dần biến mất không và rồi cháu sẽ phải đối diện với cuộc sống mới với những con người xa lạ như thế nào ạ. Chú cho cháu lời chia sẻ với ạ.

Khoảnh khắc chia tay thầy cô, bạn bè, trường lớp dẫu thật ngậm ngùi song sẽ không kéo dài lâu, cả nỗi sợ hãi tương lai cùng với niềm tiếc nuối dĩ vãng êm đềm quá dễ khiến mình rơi lệ, lo âu bâng quơ rồi cũng đi qua…

Trước tiên, tôi muốn chỉ ra rằng ngay việc cô gửi lá thư này đã là minh chứng cho một dạng thức của tính quyết đoán: nhận ra mình cần cải thiện điều gì đó và tiến hành bước đi đúng để sửa chữa, điều chỉnh nó. Nếu cô rà soát lại cả ngày, chắc chắn cô đã tỏ ra quyết đoán không ít lần… song đó không phải là kiểu quyết đoán đang gây cho cô phiền muộn.

Hầu hết các tình huống xã hội đòi hỏi tính quyết đoán thường trực. “Đây là bài kiểm tra tiếng Anh của tôi” hoặc “Tôi sẽ không la cà phố xá với đám bạn vào tối thứ Sáu”. Người ta gặp khó khăn ghê gớm với các tình huống quyết đoán mang chứa theo kèm các cảm xúc mãnh liệt. Như cô đã mô tả rất chính xác, khi một tình huống cảm xúc khởi lên, cơ thể mình phóng thích adrenaline và các hóa chất khác tạo nên một cảm nhận đầy cảm xúc “chiến hay biến”. Phóng thích các hóa chất này thường chuyển một tình huống quyết đoán vào một tình huống xung hấn như cô trải nghiệm. Nó cũng có thể gây cảm giác ngập tràn và tạo nên một hàm lượng cảm xúc quá tải, làm mình bật khóc, ứa nước mắt, bàn tay run nhẹ, lạnh cóng, căng cơ, và chân rung…

Khi chúng ta tê mỏi về mặt cảm xúc, bị bao vây bởi các tác nhân gây căng thẳng tinh thần (bố mẹ, công việc, tiền bạc, yêu đương, v.v…) và cơ chừng không thể chạm tới được mục tiêu ao ước (sự độc lập) thì trạng thái bi ai đó thường chứng tỏ một hạn mức stress cao độ.

Các mức độ cao về stress gây khó khăn trong việc ra quyết định những gì cần làm đầu tiên, tiếp theo, và những gì ngay lúc này đây không nên lo lắng. Điều đầu tiên cô sẽ cần tiến hành là giảm thiểu stress và nỗi niềm bi ai trong đời. Xác định các điều nào tạo nên stress và nhắm vào nhẹ bớt đi mức độ gây căng thẳng tinh thần. Nếu chúng ta có một người bạn hoặc thành viên trong gia đình hết sức căng thẳng, tỷ dụ thế, hãy đưa họ ra một khoảng cách an toàn hơn về mặt cảm xúc. Nói với họ sẽ gỡ khỏi sự dính mắc của mình trong nỗi niềm bi ai của chính họ chẳng hạn. Kiểm tra tình huống riêng của bản thân ta. Mình có đang làm việc chi hoặc mang thái độ khiến sự vụ tồi tệ đi? Nếu chúng ta đang có các quyết định không tốt, có thể chia sẻ với bố mẹ nếu điều ấy không gây cảm giác ngột ngạt.

Hạnh phúc, vui sướng thường là mức độ thể hiện cho việc các hành vi đưa chúng ta tiến tới với mục tiêu mong đợi. Nếu cô muốn độc lập, liệu cô có đang thực hiện hướng về chiều đó, hay hơi tệ chút, mình đang ứng xử hoặc suy tư theo cách khiến mọi người nghĩ mình khó mà trở thành người độc lập được? Cũng thử cố gắng tiến hành các kỹ thuật cá nhân quen thuộc làm giảm thiểu stress. Nếu thuận tiện, một nhà tham vấn/ tâm lý trị liệu có thể giúp cô sắp xếp, phân loại các tác nhân gây stress cũng như xem xét ưu tiên cho các nỗ lực của bản thân cô.

Nguyên nhân lớn nhất cho các vấn đề nêu trên có thể lý giải như sau.

  • Thiếu hụt kinh nghiệm xã hội. Điều này thường gặp ở người mới lớn, chưa va chạm bao nhiêu với đời. Tuổi này có các phản ứng cảm xúc mạnh mẽ, kéo dài những rắc rối của giai đoạn thay đổi cuộc sống và biến chuyển nội tiết tố. Các bạn trong độ tuổi này cũng có thể ít kinh nghiệm xử lý các tình huống phức tạp đòi hỏi một số tính quyết đoán rất lớn song cảm xúc lại được kiểm soát. Qua nhiều năm, người trưởng thành phát triển các kỹ năng xã hội tạo nên tính quyết đoán, thậm chí trong các tình huống đầy cảm xúc thì họ vẫn đủ sức kiểm soát. Nói cho công bằng, thực tế, không phải người trưởng thành nào cũng thiện xảo, điệu nghệ trong việc quyết đoán kiểm soát cảm xúc, và các cơn thịnh nộ cũng không hiếm thấy trong những nơi chốn công cộng, địa điểm giao dịch, làm ăn. Trong tình huống mới tốt nghiệp này, cô có thể từ từ thực tập nâng cao hơn tính quyết đoán mỗi ngày. Định rõ dạng ý kiến, quan điểm quyết đoán mà cô có thể luyện tập.
  • Ký ức chan chứa cảm xúc thường tạo nên tình huống như cô đang trải nghiệm. Bộ não chúng ta ghi nhớ các tình huống cảm xúc và lưu lại cả tình huống và các cảm xúc mình cảm nhận lúc đó. Nếu chúng ta bị một con chó cắn, lần sau nhìn thấy một con chó chúng ta cảm thấy ghê sợ, kinh hãi (cảm xúc) và nhớ lại lần bị cắn trước đây (tình huống). Nếu bố mẹ hoặc những người khác có thái độ xung hấn khi cô biểu đạt ý kiến trong quá khứ thì cô có thể tạo thương đau hóa với những gì chính mình đang trải nghiệm. Việc cô khóc và cảm thấy phiền muộn về mặt cảm xúc đích thị là sự lưu giữ nỗi sợ hãi về những hậu quả cô từng nghĩ tới và gặp phải trước đây… Tôi từng có cơ hội làm việc với một cô gái trẻ mang bộ mặt nhăn nhó khi cô í biểu đạt bản thân rất cảm xúc. Chúng tôi nhanh chóng phát hiện ra rằng mẹ cô gái trẻ này từng có thói quen tát vào mặt cô gái mỗi khi bà ta không hài lòng với lời giải thích của con gái. Những cái nhăn nhó ấy là “ký ức cảm xúc” của việc bị tát không ít lần và não bộ của cô gái trẻ sẵn sàng cho một cái tát khác mỗi khi cô í biểu đạt bản thân, thậm chí với người khác không phải mẹ mình.
  • Sự tự tin thấp cũng có thể tạo nên phản ứng như của cô. Có thể cảm thấy ý kiến của mình không đáng giá hoặc chẳng thích hợp. Nếu cô từng bị chỉ trích vì quan điểm, ý kiến hoặc phát biểu trong quá khứ (nhắc lại ‘ký ức cảm xúc’), cô có thể rất ngần ngại biểu đạt bản thân. Cô có thể tìm kiếm trên mạng hoặc mua, mượn sách đọc viết về sự tự tin và lòng tôn trọng chính con người mình. Cô cũng có thể bắt đầu bằng việc biểu đạt bản thân trong những tình huống không mang tính đe dọa gì lắm, tuần tự tăng dần lên độ căng cảm xúc của các biểu đạt. Tỷ dụ như kiểu đi từ ý “Tôi không quan tâm khoa học về nền điện ảnh tài liệu” tiến tới việc nói với người lớn “Cháu nghĩ chú đã không đối xử công bằng với cháu” hoặc với một cậu bạn trai nào đó “Mình không đáng bị đối xử với sự thiếu tôn trọng như vậy! Nếu nó xảy đến lần nữa, quan hệ giữa bọn mình sẽ chấm hết!” Ở tuổi của cô, có nhiều thời gian dành cho việc cải thiện các kỹ năng nêu trên.
  • Một mức độ stress cao độ trong đời cô có thể cũng dễ làm cho việc biểu đạt cảm xúc khó khăn. Thử tìm đọc sách báo về stress. Nếu các mức độ stress cao quá, tìm cách giảm thiểu nó và cùng lúc tăng cường sự tự tin. Nếu có điều kiện, nên cân nhắc việc tìm tới một nhà tham vấn tâm lý.

Ghi nhớ trong tâm trí mình rằng có một phản ứng cảm xúc khi mình biểu đạt bản thân là điều bình thường. Khi nhận diện, kiểm soát và sử dụng đúng đắn, nó tạo nên ‘chất lửa’ trong phát ngôn, tính kịch của hành động thể hiện, ‘độ mãnh liệt’ trong sự biểu tỏ đậm tính nghệ thuật, và sự chắc thật trong một lời hứa.

Hãy đơm hoa kết trái cho tương lai đầy hứa hẹn vẫn không ngừng mời gọi còn mở rộng trước mặt.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top