Mối quan hệ với thân chủ và khung tham chiếu lý thuyết của nhà trị liệu tâm lý

Một lý thuyết nền tảng vững vàng là điều quan trọng để dẫn dắt nhà tham vấn/ tâm lý trị liệu lựa chọn cách thức can thiệp.

Cả hai lý thuyết gắn bó (attachment) và liên nhân cách (interpersonal) đều cho ta hiểu biết sâu sắc về những sự khác biệt cá nhân khi họ thao diễn bên trong các mối quan hệ giữa người với người. Cả hai dựa vào ý tưởng rằng những trải nghiệm ban đầu ảnh hưởng tới hành vi tương lai trong các quan hệ và đều góp phần tạo ra các dự báo về tương tác liên nhân cách.

Đặt để từ khung tham chiếu này, khả năng dễ đưa ra được các dự báo về cách thức thân chủ tri nhận về nhà trị liệu tâm lý, ứng xử trong phiên làm việc, và cách nhà trị liệu đáp ứng với thân chủ.

Thật thú vị nếu tìm biết được các tiến trình nào thể hiện trong sự phát triển quan hệ trị liệu và cấu trúc để hiểu thấu những sự kết hợp giữa mối quan tâm gắn bó của thân chủ, sự can thiệp của nhà trị liệu, và các phẩm chất liên nhân cách của nhà trị liệu làm dễ dàng, thuận lợi hơn cho việc củng cố mối quan hệ giữa thân chủ và nhà trị liệu.

Nhiều nghiên cứu tỏ lộ về các biểu hiện hành vi của nhà trị liệu ảnh hưởng cả tiêu cực lẫn tích cực đối với mối quan hệ giữa họ với thân chủ của mình. Như Ackerman & Hilsenroth (2002) cho rằng có bằng chứng hỗ trợ các thuộc tính như uyển chuyển, thành thật, tôn trọng, tưởng thưởng, tự tin, nồng ấm, quan tâm, và cởi mở ở nhà trị liệu. Vị nào tỏ ra cứng nhắc, bất ổn, chỉ trích, xa cách, căng thẳng, hoặc rắc rối thường gây tiêu cực cho mối quan hệ.

Hướng tới việc can thiệp, các kỹ thuật trị liệu phụ thuộc vào công tác xây dựng mối quan hệ bao gồm khám phá, phản ánh, ghi nhận những thành công, diễn dịch thật chính xác, giúp dễ dàng cho việc biểu tỏ tình cảm và tham dự vào trải nghiệm của thân chủ. Các thuộc tính tiêu cực đối với mối quan hệ sẽ dính tới hành vi trong khi làm việc như hướng dẫn quá mức, tự bộc lộ bản thân không thích đáng, và lạm dụng việc diễn dịch im lặng. Từ cách tiếp cận động năng (psychodynamic) chẳng hạn, Gabbard (1994) khẳng định, can thiệp của nhà trị liệu trải dài từ trạng thái hỗ trợ cho tới việc biểu đạt. Các can thiệp mang tính hỗ trợ gồm phản ảnh, chỉ bày và khen ngợi, còn các can thiệp mang tính biểu đạt là sự diễn giải phòng vệ (defense) và chuyển dịch (transference). Bên trong khung tham chiếu này, các thuộc tính diễn giải chuyển dịch cao quá sẽ gây hiệu ứng tiêu cực cho quan hệ (Piper, Azim, Joyce, & McCallum, 1991).

Các thăm dò khác phát hiện thấy bằng chứng sự diễn giải mang tính chuyển dịch ban đầu có thể tăng cường cho mối quan hệ… Thực tế, nhà trị liệu nên cân nhắc làm gì thì tốt nhất cho mỗi một thân chủ, phụ thuộc vào mối quan hệ liên nhân cách của thân chủ. Các đặc tính này của thân chủ kết nối với phẩm chất của mối quan hệ mà một số thì tương quan dương tính với nó (phẩm chất của các mối quan hệ đối vật, sự gắn bó) và một số khác lại tương quan âm tính (như các trục trặc liên nhân cách, sự né tránh) khẳng định có thể nhà trị liệu gặp nhiều khó khăn hơn trong việc củng cố mối quan hệ tích cực với một số thân chủ. Theo nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ với thành tựu trị liệu, thấy tương tác giữa thân chủ và kỹ thuật trị liệu có thể điều chỉnh mối quan hệ vừa nêu; mối quan hệ giữa việc đáp ứng của nhà trị liệu với tính cách thân chủ thường nhắm vào tính cách của thân chủ trong các cơ chế phòng vệ.

Truyền thống lâm sàng tâm động cũng quen lưu giữ quan điểm rằng các diễn giải phù hợp hơn với thân chủ khá ổn thỏa hơn là thân chủ gặp trục trặc nghiêm trọng (Gabbard, 1994); tuy thế, thực tế cũng có trường hợp thân chủ trải nghiệm chất lượng liên nhân cách thấp lại chịu đựng sự diễn giải ban đầu này.

Cần biết rằng, chức năng phòng vệ là khía cạnh đo lường được của cấu trúc nhân cách, trở thành biến quan trọng của thân chủ để xem xét mức độ thích ứng của nhà trị liệu đối với sự trình bày của thân chủ (Perry, Kardos, & Pagano, 1993). Cũng đáng quan tâm, theo nghiên cứu của Hersoug và cộng sự (2003) thì các biến thuộc thân chủ chịu ảnh hưởng như nào đối với sự thích ứng của nhà trị liệu lại là chuyện tùy chọn ở từng mỗi cá nhân thân chủ.

Lý thuyết liên nhân cách cung cấp một vòng tròn trịa hơn cho việc khái niệm hóa các thích ứng hàng ngày của các cá nhân trong thế giới liên nhân cách họ tham gia. Song đó là câu chuyện cho một bài viết khác.

(còn tiếp)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top