Xác định hành vi bất thường và mô hình y khoa điều trị rối loạn tâm thần

Khi xem xét các yếu tố quan trọng nhất liên quan đến sức khỏe tâm thần nói chung, thường một chuyện đích thực căn bản lại rất hay bị lờ đi. Đó không phải là chuyện giảm stress, một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục, các quan hệ tốt đẹp, hoặc tuân thủ thuốc đã chỉ định.

Điều gì ư? Đó là để họ ngủ như với người lính sống sót trong vụ tai nạn chết người do rơi máy bay. Lên cơn hoảng loạn, ngất xỉu, kiệt sức và sợ hãi, nhiều người trải qua sang chấn có thể cảm thấy thân xác rã rời và suy yếu với trạng thái tinh thần bị đánh sụp nghiêm trọng.

Tại sao ta làm điều ấy trước tiên? Bởi vì ngủ là điều quan trọng nhất để phục hồi sức khỏe tinh thần. Chúng mình có thể đã lâu không ăn, uống gì song không thể không ngủ; vấn đề quan trọng này thường hay bị lờ đi, và chúng ta quen nhắm tới chế độ dinh dưỡng và tập luyện thân thể. Ngủ quan trọng, song người ta thường nỗ lực lập công đến độ quên ngủ đủ vì muốn phá vỡ các kỷ lục thế giới. Sau vài ngày, người ta khởi đầu ảo ảnh, ngôn ngữ trở nên mông lung và các giác quan dần trục trặc. Thiếu ngủ là vấn đề nghiêm trọng gây ra các nguy biến cho sức khỏe nói chung.

Dĩ nhiên, nghệ thuật và trò chơi không chỉ dành riêng cho trẻ con. Các hình vẽ, đường nét cho người ta phương thức biểu đạt những gì xảy ra với bản thân nhiều hơn là dùng thuần túy kể lể. Nền văn hóa chúng ta còn chú trọng đến giá trị của các từ cất thành tiếng cùng lắm suy tư đầy trí tuệ. Song các cảm xúc, thường biểu đạt qua nghệ thuật và trò chơi, có thể đôi khi mang quyền năng gấp hàng ngàn lần; liên quan riêng đến sang chấn, dân gian quả là sáng suốt qua ví von: “một bức tranh giá trị cả ngàn lời nói”.

… Lòng vòng chút để quay về bàn thế nào là hành vi bất thường cũng như vấn đề xác định rối loạn tâm thần.

Khi miêu tả mô hình y khoa áp dụng cho việc chẩn đoán bệnh tâm thần, thường thấy giải thích rằng bệnh tâm thần được nhìn như hành vi bất thường, và điều ấy làm nảy sinh câu hỏi: làm thế nào chúng ta quyết định một hành vi con người nào đó là ‘bất thường’ và ‘bình thường’?

Liệu chúng ta nên gọi hành vi vô đạo đức là ‘bất thường’? Nếu vậy, chúng ta sẽ áp dụng đạo đức loại gì đây? Một số nền văn hóa cho phép có nhiều vợ, một số xem như thế là vô đạo đức; một số cho phép dùng rượu bia, một số xem thế là vô đạo đức; một số ăn thịt bò, một số xem bò là vật thiêng nên việc ăn thịt bò là vô đạo đức. Phiên bản đạo đức nào đảm bảo tính chuẩn tắc đây? Liệu chúng ta nên gọi các hành vi đặc biệt là ‘bất thường’? Tôn giáo của ai đó có thể là ‘bất thường’ với niềm tin của kẻ khác.

Chúng ta nên gọi hành vi đặc biệt là ‘bất thường’? Đặc biệt, khác thường với ai? Một số nhìn việc xăm hình là bất thường, một số không; một số cho là bất thường khi nghe các tiếng nói hoặc nhìn thấy những điều không hiện diện nơi này, những người khác xem xét điều ấy như là trải nghiệm tâm linh. Các nhà tâm lý tin rằng một số tác gia sáng tạo nổi tiếng như Isaac Newton, Albert Einstein, Vincent Van Gohh, Emly Dickinson là các nhân cách có biểu hiện, kiểu dạng tâm thần phân liệt. Chuyện gì xảy ra nếu giả định là họ bị buộc phải làm người bình thường? Làm thế nào điều ấy ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo của họ?

Một cách có thể xác định vấn đề các hành vi trở thành “bất thường’ và cần can thiệp tâm lý là khi thân chủ trải nghiệm hành vi đang có vấn đề, hoặc nhận ra hành vi quấy nhiễu việc thực hiện chức năng khiến họ không dấn thân đủ đầy trong đời sống, như họ xác định về chúng. 

Theo thời gian, cơ chừng cách nghĩ này vẫn còn hữu dụng. Điều quan trọng là lưu ý rằng tùy vào thân chủ để quyết định xem hành vi trở thành vấn đề, chứ không phải do ai đó khác. Chúng ta gặp người cứ khăng khăng đòi ai đó cần phải thay đổi hành vi của họ; kiểu như viết thư hỏi làm thế nào để buộc một người bạn nhất thiết dùng thuốc, rõ ràng, người này không thoải mái với hành vi và trải nghiệm của bạn mình, song thật tiếc chúng ta không nhìn thấy anh ta khó chịu với hành vi hoặc trải nghiệm của bản thân.

Có thể xác định ‘chức năng’ như này. Là người đó:

  1. ăn
  2. ngủ
  3. tương tác với người khác theo ý thích
  4. làm việc như mình thiết lập
  5. tiến hành thích đáng việc tự chăm sóc bản thân như cách họ xác định (ví dụ, vệ sinh, chăm chữa y tế)

Vậy áp dụng cách nào trong thực tế? Liệu người dưới đây là ‘bất thường’?

  1. Một người đàn ông mặc bộ đầm dài
  2. Người làm nhà sống trên cây
  3. Ai đó chọn lối sống ‘ẩn dật’

Rốt ráo, tất quay về xem họ tự đánh giá đấy có là vấn đề không; trừ hai ngoại lệ với nguyên tắc chung này là:

  1. Khi ai đó ngừng ngắt hoàn toàn chức năng đến độ đời sống của họ gặp nguy hiểm. Nếu họ không thể ăn uống, ngủ nghỉ, có xu hướng gây thương tích hoặc sức khỏe đe dọa mạng sống hoặc họ thể hiện hành vi khác đe dọa mạng sống trong một vụ can thiệp đảm bảo chất lượng song không được họ đồng thuận.
  2. Khi ai đó gây nguy hiểm cho những người khác, một vụ can thiệp đảm bảo bảo chất lượng song không được họ đồng thuận.

Tuy vậy, nếu họ không hề tự gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác thì tôi tin, thân chủ nên là người quyết định hành vi của họ là ‘bất thường’ hay không và có ước muốn nhờ sự trợ giúp. Bạn đọc nghĩ gì, làm thế nào chúng ta quyết định thế nào ‘bình thường’ và khi nào thì hành vi trở nên ‘bất thường’?

Hệ thống vẫn tận dụng được để chẩn đoán và điều trị các ‘rối loạn’ tâm thần là mô hình y khoa. Thế nào là ‘mô hình y khoa’ và tại sao nó lại quan trọng đối với sự hiểu biết của quảng đại quần chúng?

Mô hình y khoa là một cách để nhìn nhận về các vấn đề sức khỏe tâm thần. Có thể chỉ ra những điểm khác biệt giữa mô hình y khoa và mô hình xã hội trong nhìn nhận các thiếu hụt thể lý, tinh thần hoăc cảm quan chẳng hạn.

Khái niệm ‘bất thường’ được mang khoác vào một ý nghĩa ngụy khoa học rất lớn; vốn nó dựa trên các lượng giá từ quan điểm khuyết thiếu chống kháng với sự bình thường: những gì người ta không thể làm, so với những gì ai đó có thể thực hiện được. Mô hình y khoa, tỷ dụ, nhìn người khuyết tật như kẻ có vấn đề; họ cần được thích ứng với thế giới như nó là vậy.

Nền văn hóa đặt nặng vào mô hình y khoa về sức khỏe tâm thần. Nếu chúng ta trải nghiệm khó chịu về mặt tinh thần hoặc cảm xúc căng thẳng thì rồi ta vội tìm đến bác sĩ để được cho toa uống thuốc. Làm thế nào điều này ảnh hưởng tới việc điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần?

1. Các cảm xúc được xem là ‘bất thường’ và ‘được điều trị’. Tại sao điều này lại là vấn đề? Bởi đa phần các đáp ứng cảm xúc đối với những sự kiện ở đời là bình thường.

2. Bác sĩ ‘chỉ định’ thuốc. Bệnh nhân trải qua các chuyện tác dụng phụ hoặc phàn nàn về cảm xúc của họ đang bị ‘tê đờ’ có liên quan với việc thay đổi thuốc uống. Bệnh nhân gián đoạn việc uống thuốc vì họ cảm thấy chúng không hiệu quả, hoặc gây tác dụng phụ chẳng chịu đựng thêm được nữa so với nhãn mác khuyến cáo.

3. Bệnh nhân được điều trị không như một người cộng sự hoặc đối tác bình đẳng trong mối quan hệ bác sĩ/ bệnh nhân. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân và đưa ra các y lệnh, chỉ định. Thường thì các chẩn đoán không được thảo luận với bệnh nhân cũng như không hề mời gọi họ tham gia vào tiến trình chẩn đoán.

4. Một chẩn đoán sai lệch khỏi chuẩn mực hoặc tính bất bình thường thì cần tìm đến việc giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần. Phương pháp giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần quá phổ biến đến độ nhiều thân chủ tin rằng họ phải được chẩn đoán thì mới giải quyết được vấn đề. Đây đích thực không phải là sự thật. Hệ thống chẩn đoán được tạo ra tuân theo mục đích nghiên cứu; về sau được các hãng dược chấp nhận như một mã hóa các ‘rối loạn’ phục vụ mục đích của họ. Một chẩn đoán không nhất thiết điều trị một vấn đề trục trặc thuộc sức khỏe tâm thần và nhiều nhà thực hành chối từ việc đưa ra chẩn đoán. Nhiều nhà lâm sàng tin là việc chẩn đoán đặt một  nhãn mác không cần thiết để bảo thân chủ rằng họ đang ‘bất thường’ bất chấp việc họ không ngừng nhận ra dù làm bất kỳ gì, thân chủ đang thể hiện một cơ chế phỏng vệ mà họ phát triển nhằm giải quyết với đời. Họ thích nhìn thân chủ như các kẻ sống sót làm bất cứ điều chi để vượt thoát được giai đoạn này. Họ nhìn nhận thân chủ là đối tượng đang đề nghị được giúp đỡ như con người hiện kiếm tìm các cách thức phát triển tốt đẹp hơn theo hướng giải quyết vấn đề, và đây là sự lựa của một con người hết sức lành mạnh.

5. Hành vi ‘bất thường’ được xác định rồi và bất kỳ điều gì khác biệt với nhãn mác này là ‘bất thường’ và đôi điều gì đó vì thế, cần được chỉnh sửa, khớp khít lại. Song ai xác định như nào là ‘bình thường’. Sự chuẩn tắc đến từ ai?

6. Lĩnh vực y khoa chịu ảnh hưởng sâu nặng bởi các hãng dược hướng tới thuốc men đầu tiên, và đôi khi, là cách điều trị duy nhất dù có nhiều cách khác tương ứng và lắm lúc tính khoa học còn đáng tin cậy hơn. Một ví dụ, nghiên cứu khẳng định nhất quán rằng tâm lý trị liệu với trầm cảm có thể nên được dùng là liệu pháp trước tiên trừ khi người đó hăng hái tự sát. Các thuốc chống trầm cảm chỉ nên dùng thêm vào khi tự thân tâm lý trị liệu không đáp ứng ổn thỏa toàn bộ hoặc bản thân người đó không chắc với chuyện họ tự sát hoặc không đảm bảo chức năng đủ để tham gia các phiên trị liệu. Tiếc là tâm lý trị liệu hiếm khi được khuyến cáo trước, và đầu tiên thường luôn là thuốc chống trầm cảm.

Điều quan trọng là cần hiểu biết cách thức mô hình y khoa tác động đến việc điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần trong đời sống văn hóa của chúng ta. Quan trọng không kém còn là việc nhận ra có các phương pháp trị liệu thay thế khác nữa. Các thân chủ nên được khuyến khích kiếm tìm các phương thức lành mạnh tác động đến cảm xúc và tâm trạng của họ bất kể đó là việc luyện tập thể lực, thiền tập, thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn, ngủ nhiều hơn, giảm thiểu các tác nhân gây stress trong đời sống, chuyển đổi công việc, tham gia trị liệu tâm lý, giải quyết các bất ổn trong hệ thống gia đình, đăng ký học một lớp yoga, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình hoặc các sở thích, biểu đạt bản thân thật sáng tạo hoặc phát triển chiều kích tâm linh,… Thân chủ nên được nhìn nhận lại sức khỏe tâm trí và việc trị liệu sức khỏe tâm thần trong chuyện chăm sóc và chữa lành bản thân theo cách riêng.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top