Nếu mình nhận ra bản thân cứ lặp lại cùng một lỗi lầm như trước, có lẽ nên nhìn vào các mẫu hình quan hệ lâu nay. Các mẫu hình quan hệ là các thói quen, khuôn kiểu mình thường tái tạo trong quan hệ với người khác. Các vai trò gia đình là kiểu dạng quan hệ mình sao bản. Song các mẫu hình khác cũng dễ được lặp lại nữa.
Nếu mình lớn lên trong một ngôi nhà bạo lục gia đình thì khả năng sẽ tái tạo trong các quan hệ trưởng thành về sau, hoặc mình đánh đồng vai nạn nhân và dính vào các quan hệ với những kẻ lạm dụng lần này tới lần khác. Nếu lớn lên trong một gia đình lạm dụng chất mình có thể trở thành chính kẻ lạm dụng chất đi quyến rũ hoặc mình có thể bị kích hoạt dễ dính vào nghiện ngập ma túy, rượu bia. Nếu lớn lên từ đối tượng bị gạ gẫm tình dục thì về sau có thể thành kẻ hoang đàng hoặc bị hút theo kẻ lạm dụng tình dục tương tự cách mình từng bị khi còn là đứa bé.
Có một ví von xưa cũ rằng đàn ông thường cưới người tương tự mẹ mình còn phụ nữ thích lấy người giống các ông bố. E chừng điều này khá xác đáng, dù chỉ là luật bất thành văn. Một phụ nữ muốn lập gia đình với người đàn ông ‘hoàn hảo’; cô ấy lập trình để rồi lại tìm thấy một người đàn ông mang cả các vấn đề hành vi của cả bố lẫn mẹ mình; tất cả trong một!
Chúng ta thường bị quyến rũ, hấp dẫn với người thể hiện tính cách bố mẹ mà mình từng gặp các vấn đề và sự vụ rắc rối nhất. Nếu là một phụ nữ và có nhiều chuyện phiền toái với mẹ thì mình dễ lựa chọn bạn bè có tính cách giống với mẹ; trường hợp đàn ông cũng thế. Nếu là một người đồng tính nữ, mình dễ bị quyến rũ bởi các phụ nữ rất giống mẹ mình, đặc biệt nếu cô ấy vốn bị lạm dụng; các đồng tính nam thường hút vào đàn ông đối xử với họ như ông bố từng thế, đặc biệt nếu họ bị lạm dụng.
Các lý do khiến chúng ta hành xử như thế không hề lành mạnh chút nào.
1. Chúng ta không ngừng thực hiện sự vụ mình từng gặp phải với bố mẹ để nhận được tình yêu thương từ kẻ bắt cặp, vốn là điều mình không bao giờ có được từ bố mẹ. Tựa như câu đố mình liên tục giải cho bằng được vậy; nghĩ rằng nếu mình có đúng nó, chúng ta sẽ được họ yêu thương. Tiếc thay, sự đời không diễn ra theo cách ấy.
2. Các vai trò giới chủ yếu chúng ta học hỏi từ bố mẹ mình. Chúng ta cũng lựa chọn các thông điệp nhắn nhủ từ nền văn hóa mình lớn lên, dù các nguồn thông tin chính về cách thức thành một người đàn ông hoặc phụ nữ ra sao thì do chịu ảnh hưởng bởi bố mẹ. Nên chi, nếu bố lạnh lùng và xa cách còn mẹ hay giận điên lên thì một cậu trai trẻ có thể sau này trở thành một ông chồng lạnh lùng và xa cách sống cùng một bà vợ dễ điên tiết.
3. Cũng có một mẫu hình tương tự. Nếu mình là người nữ lớn lên trong gia đình có bố nghiện rượu và mẹ phải phép thì đây là phương thức mình nhìn nhận về một cuộc hôn nhân; mình có thể sẽ cưới một gã nghiện rượu và trở thành người phụ nữ phải phép. Chúng ta làm những gì mình hiểu biết và chúng ta biết rõ các nguyên tắc để chung sống với một người nghiện rượu. Điều này tạo nên cảm giác thoải mái, hài lòng và thấy ‘bình thường’. Chúng ta khởi sự khiêu vũ với điệu nhạc quen thuộc mà thậm chí còn không hề nhận ra diễn tấu đang thể hiện.
Dĩ nhiên, mình không buộc phải câm nín hoặc cam chịu với hoàn cảnh, tình huống như trên. Mọi sự có thể thay đổi, với điều đầu tiên là cần nhận biết những gì mình đang tiến hành, thực hiện.
Nhìn vào các mẫu hình quan hệ của bản thân. Ai mình đang thực sự hiện quan hệ, sống cùng? Phần mình có đang lặp lại mẫu hình này? Bản thân hiện liên tục đóng vai nạn nhân của các kẻ lạm dụng? Mình có thành kẻ bị kích hoạt nghiện ngập? Đang giữ vai trò kẻ chăm nom cho đối tượng đau ốm, yếu đuối?
Muốn nhảy tango phải có hai người. Mình không thể bị hút vào với kẻ lạm dụng trừ khi mình thích chơi trò nạn nhân. Mình không thể bị mủi lòng với kẻ yếu đuối trừ khi mình thích giữ vai người chăm sóc. Các kẻ lạm dụng không dụ dỗ được người độc lập, thông minh và mạnh mẽ; chúng luôn tìm kiếm con mồi làm nạn nhân. Nếu mình chấm dứt làm kẻ phải phép hoặc nạn nhân thì mình sẽ cắt đứt việc bị lôi kéo vào vai trong những mối quan hệ tồi tệ này.