Tái xác định các vai trò trong gia đình

Trong các gia đình trục trặc, mình thường thấy trẻ em chấp nhận nhiều vai trò khác biệt để gia đình thể hiện đúng chức năng của một hệ thống ổn thỏa. Song các vai trò này lại gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho tương lai của đứa trẻ.

Tại sao các vai trò gia đình lại quan trọng và cơn cớ nào khiến chúng ta nhất thiết phải hiểu biết về chúng cơ chứ?

Vai trò mình đóng trong gia đình gốc (hệ thống gia đình mình được nuôi dưỡng, lớn lên) có thể giữ vị trí quan trọng trong cách thức chúng ta liên hệ với kẻ khác khi trưởng thành. Vai trò gia đình có thể xác định mình là ai, làm sao liên hệ với mọi người, phương thức họ liên hệ với mình và ảnh hưởng đến mỗi một khía cạnh trong đời.

Người nào có khả năng xác định vai trò họ đóng trong gia đình nắm giữ một công cụ quyền năng cho việc thay đổi đời họ và cải thiện các mối quan hệ.

Dù vai trò trong gia đình khá khác biệt và rất riêng tư, song có thể chỉ ra vài ba vai trò căn bản. Một gia đình có thể có “kẻ ốm đau”, “người gìn giữ hòa khí”, “vận động viên điền kinh”, “người giỏi giang”, “nạn nhân”, “thiên tài”, hoặc bất kỳ vai khác nào đó mình có thể nghĩ ra..

Đặc trưng của các vai trò hay gặp trong gia đình nói chung có thể hình dung gồm:

– Người anh hùng: đứa trẻ tốt

– Kẻ giơ đầu chịu báng: đứa trẻ có vấn đề

– Người đem lại phước lành

– Quản gia (khi chủ vắng nhà)

– Kẻ thứ yếu: đứa bé lạc lõng

Lần nữa, cần nhấn mạnh về tầm quan trọng của vai trò trong gia đình.

Xác định các vai trò trong gia đình của cá nhân mới chỉ là một nửa trận chiến. Hiểu biết các động năng kiến tạo và duy trì chúng cũng quan trọng không kém. Các vai trò gia đình tồn tại liên miên bởi vì chúng phục vụ các chức năng sinh động trong hệ thống gia đình. Chúng làm chệch đi sự đổ lỗi và tiêu tan độ căng thẳng; bảo vệ ‘danh dự’ gia đình không bị lăng mạ. Song chúng cũng đánh lạc hướng các trục trặc và đẩy nó vượt sang thế hệ kế tiếp. Hiểu biết bản chất của các vai trò gia đình rõ ràng quan trọng nếu mình ước muốn thay đổi chúng.

Các vai trò gia đình mang tính liên thế hệ. Nếu gia đình gốc của mình có một mẫu hình các vai trò chấp nhận sẵn, chúng sẽ chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tỷ dụ, mỗi thế hệ có thể có một kẻ giơ đầu chịu báng. Gia đình nhất thiết có một thành viên được định ra là ‘vấn đề’ nên những người khác có thể hay ho hơn hẳn khi so sánh. Mình có thể nhìn vào gia đình mình thật thoải mái và thấy các kiểu dạng vai trò từng được chuyển giao. Điều này dễ thực hiện tốt nhờ làm cây phả hệ (genogram). Dĩ nhiên, mình có thể tự làm cho chính mình.

Vai trò gia đình có thể cứng nhắc. Nếu mình không tin điều đó, thử xem vai trò của ai đó khác hoặc từ chối vai trò của bản thân. Lập tức, các áp lực căng thẳng sẽ khiến mình gánh chịu đè lên hệ thống và đổ xuống vai trò của bản thân. Mỗi vai trò hiện diện bởi một lý do. Nếu kẻ giơ đầu chịu báng thôi đảm nhận nữa hoặc đổi vai, hệ thống sẽ kiếm tìm hết sức ghê gớm ai đó thay thế.

Khi vai trò gia đình là động năng… Lúc đứa trẻ là anh/ chị cả lớn lên và rời khỏi gia đình, vai trò của chúng sẽ được ai đó chấp nhận thế vào. Nếu ai đó chối từ đóng vai của họ lâu hơn, hệ thống sẽ kiếm tìm người điền vô. Ví dụ dễ tưởng tượng nhất là kẻ giơ đầu chịu báng; nếu kẻ ấy lớn lên rồi không chịu nhập vai nữa, gia đình sẽ khởi sự kiếm tìm kẻ khác vậy; điều này gợi lăn tăn lo lắng xuyên hệ thống gia đình khi mỗi thành viên ngẫm nghĩ về khả năng mình có thể trở thành ‘mục tiêu nhắm đến’. Mà kẻ giơ đầu chịu báng thì không hề là công việc dễ thay thế; chỉ đích thực khó khăn cho ai đó rời khỏi vai người anh hùng.

Các vai trò trong gia đình thuộc tiềm thức. Không ai sau một buổi sáng thức dậy rồi quyết định trở thành Anh hùng của giia đình. Cũng chẳng gia đình nào ý thức để một thành viên giữ vai kẻ giơ đầu chịu báng. Các vai trò và mẫu hình chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác và hầu hết các gia đình không ý thức các vai này tồn tại hoặc nghĩ rằng họ đang tạo nên rồi duy trì liên tục chúng. Các mẫu hình quá thâm căn cố đế đến độ người ta thấy quá chừng khó khăn trong việc nhận ra và có ý thức nỗ lực chấm dứt các vai trò ấy.

Các vai trò trong gia đình mang tính hệ thống. Không được hình thành hoặc duy trì mãi từ một cá nhân đơn lẻ, các vai trò trong gia đình mang tính toàn thể hệ thống với sự tham gia của mọi người. Nếu một cá nhân gắng sức rời bỏ vai của mình, gia đình sẽ đặt một áp lực nặng nề ghê gớm để khiến người đó quay trở lại giữ vai. Động năng gia đình có thể thay đổi song mọi người trong gia đình buộc phải làm việc cùng nhau.

Khi các vai trò trong gia đình trục trặc về mặt chức năng… Các vai trò trong gia đình ngăn ngừa chúng ta không phát triển được các căn tính, bản dạng cá nhân riêng có. Các vai trò không được lựa chọn hoặc uyển chuyển thích ứng, chúng được ấn tống và cố định; chúng không quan tâm đến chuyện cá nhân và không cho phép người ta phát triển hoặc thay đổi.

Các vai trò trong gia đình dẫn dắt đời sống chúng ta. Mình sẽ lặp lại vai trò trong gia đình ở mỗi khía cạnh đời sống, công việc, trường học, gia đình và xã hội của bản thân. Nếu mình giữ vai Anh hùng ở gia đình, mình sẽ là Anh hùng tại nơi làm việc, trong trường học, với gia đình riêng và cùng đám bạn bè. Nếu tham gia vào một nhóm xã hội, mình sẽ là Anh hùng ở đó. Đây có lẽ là khái niệm quan trọng nhất và là nơi chốn mà mọi thứ có thể được thực hiện nhiều nhất. Nếu mình có thể xác định hành vi mình dấn thân lặp lại vai này ở bất cứ đâu mình có mặt, mình có thể thay đổi hành vi của bản thân và thay đổi vai trò đang đóng trong những hệ thống khác, bất kể mình có thể thay đổi trong gia đình gốc hay không. Thậm chí nếu mình không đủ khả năng thay đổi chính hệ thống gia đình gốc, nếu dừng đóng phần vai được ấn tống sẵn, nó sẽ rơi vào ai đó khác.

Các vai trò trong gia đình định hướng các mối quan hệ của chúng ta. Mình sẽ lặp đi lặp lại các vai trò trong gia đình ở mỗi một quan hệ: người đi làm, sinh viên, vợ/ chồng, bố mẹ, bạn bè.

Thay đổi các vai trò: với gia đình. Điều này được tiến hành tốt nhất với sự trợ giúp của một nhà trị liệu gia đình hết sức khách quan trong việc xác định mỗi vai và cách nó duy trì miên viễn. Song mình có thể tự tiến hành được. Để ngừng mẫu hình bên trong gia đình, mỗi thành viên phải ước ao thay đổi. Họ buộc phải chấp nhận trách nhiệm với phần mình đang đóng trong việc tạo tác và duy trì các vai của riêng mình. Họ cũng phải chấp nhận trách nhiệm với các hành vi bản thân và mang vâc các vấn đề riêng hơn là tháo xả chúng vào vai kẻ giơ đầu chịu báng hoặc chối bỏ chúng. Mỗi một thành viên cần muốn thể hiện ra, cả thể lý lẫn khía cạnh cảm xúc, và tham gia trong chuyện tạo cho sự thay đổi xảy đến. Trong một gia đình có con nhỏ, bố mẹ nắm giữ động cơ lớn lao đặng chấm dứt tiến trình này mà không trao chuyền sang con cái mình thì khả năng tốt đẹp cho sự thay đổi sẽ diễn ra được. Trong một gia đình, khi con cái lớn rồi và bố mẹ thì chối bỏ tình huống, sự thay đổi sẽ diễn ra khó khăn hơn hẳn và thậm chí, bất khả…

Thay đổi các vai: với chính bản thân mình. Nếu mình là đứa bé lớn lên từ một gia đình trục trặc các vai trò, lợi thế cho sự thay đổi toàn bộ gia đình gốc khi đó khá nhỏ bé. Tuy vậy, mình có thể tự xác định thay đổi chính bản thân và đời sống riêng. Mình có thể không đủ khả năng thay đổi các mong đợi của gia đình muốn mình duy trì tiếp tục vai trò đang đóng; hậu quả, các tương tác của mình với chúng có thể trở nên rất hạn chế. Song rất có thể tái tuyên bố bản dạng riêng có của bản thân trong đời sống của chính mình và trong các mối quan hệ riêng tư khác.

Có thể vượt thoát mãi mãi khỏi các vai trò mình kế thừa. Bằng cách nào? Thứ nhất, mình phải nhận ra vai trò mình đang đóng. Hầu hết mọi người có thể sẵn sàng làm điều này. Nếu mình gặp khó khăn trong phát hiện vai trò của mình hoặc mình bị thu hẹp thành một hai vai nọ kia thôi, hãy hỏi han anh chị em trong nhà. Nếu họ không cởi mở thì hỏi bạn bè, người yêu, đồng nghiệp… Thứ hai, hiểu biết các lợi hại, thuận chống của vai trò. Kiểm tra việc hoàn trả do duy trì vai trò này và ý thức nghiêm túc về chúng. Đây là những gì mình buộc phải từ bỏ khi thôi không còn muốn giữ vai nữa. Lên danh sách những gì mình sẽ mất mát, điều đạt được (hai khía cạnh tốt và xấu) khi từ bỏ vai trò.

Tại sao mình muốn từ bỏ những điều này. Quay lại bản thân, bản dạng đích thực của chính mình. Quan trọng nhất, khi chịu đựng vì con người thật này, mình nhận được sự tôn trọng do mình dành cho bản thân, và từ những người khác.

Bây giờ mình đã xác định vai trò mình đang đóng và dần ý thức những gì mình đánh mất cũng như đạt được khi từ bỏ, câu hỏi sẽ thành là “Làm thế nào mình thực sự thoát khỏi vai trò này?”. Đây là phần khó nhằn nhất và cũng quan trọng nhất; nơi mình khởi sự thay đổi đời mình, lần đầu tiên… Mình buộc phải nhận ra và nắm lấy trách nhiệm cho các hành vi cá nhân nhằm tái lập lại vai trò trong các mối quan hệ hiện tại. Khi mình thay đổi hành vi, mình thay đổi thành tựu. Một điều cũng hữu ích là trông xem người khác làm thế nào. Hỏi ai đó đang giải quyết các vấn đề mình muốn. Họ cảm thấy như thế nào về chuyện ấy? Mình có thể học hỏi rất nhiều về các cách thức khác biệt trong tri nhận, suy tư, vả cảm xúc về những thứ diễn tiến trong đời sống.

Có thể rất khó khăn khi đương đầu với gánh nặng này lúc mình còn là đứa trẻ con, song bây giờ mình đang tiến hành nó cho chính bản thân. Khó khăn trong việc nhận lấy trách nhiệm về các cách thức diễn tiến trong quan hệ, song trách nhiệm dẫn tới quyền lực, và với quyền lực làm cho trách nhiệm lớn thêm lên. Mình không thể thay đổi kẻ khác. Mình là ân nhân của họ vì người duy nhất mình có thể thay đổi là chính bản thân mình. Song thật giá trị nếu mình tri nhận về tình huống, cách thức giải quyết tình huống, cách thức xử lý tình huống có vấn đề. Mình có thể thay đổi bản thân. Và nếu mình có thể thay đổi bản thân, mình có thể thay đổi cuộc đời mình.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top