Lại nói về rối loạn trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên theo cách bạn thích (2)

Việc điều trị trầm cảm ở trẻ em và tuổi mới lớn là việc dễ tiếp tục gây tranh cãi, đặc biệt với việc sử dụng thuốc (chẳng hạn) và cách tiếp cận đa phần dựa trên mô hình y khoa.

Thực hành lâm sàng thường khác biệt so với bằng chứng nghiên cứu; lý do cho điều này có thể là vì thực hành lâm sàng luôn đi trước các phát hiện trong nghiên cứu hoặc, có thể vì chẳng dễ dàng để thiết lập được tính hiệu quả của một số cách can thiệp tâm lý trị liệu. Một yếu tố liên quan cũng cần tham khảo là các nhu cầu phức tạp ở trẻ em và tuổi mới lớn khi có nhu cầu thăm khám, tham vấn/ trị liệu không khít khớp với các chẩn đoán hoặc phân loại nghiên cứu đặc thù. Người mới lớn gặp khó khăn trong học tập cũng thấy nảy sinh vấn đề khi tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần sao cho thật thích đáng và thường là các nhu cầu sức khỏe tâm thần đã không được đáp ứng phù hợp, tương xứng.

1. Trị liệu nhận thức – hành vi (CBT) phát triển như cách can thiệp hàng đầu khi xử lý trầm cảm, với ngày càng nhiều bằng chứng rằng đây là một cách điều trị hiệu quả cả cá nhân hoặc nhóm (Wood et al. 1996, Lewinsohn & Clarke 1999, Pfeffer et al. 2002, Nelson et al. 2003, Duldey et al. 2005, David-Ferdon & Kaslow 2008).

Các niềm tin căn cốt, giả định và suy tư tự động tiêu cực chúng ta nắm giữ trong mình được kiểm tra trong tiến trình CBT nhằm giúp trẻ em và tuổi mới lớn thách thức rồi đi đến định hình các suy tư của chúng đặng giúp bản thân chúng suy tư khác hẳn đi và cảm thấy tốt hơn về chính bản thân mình.

Tuổi một đứa trẻ có thể tham gia CBT gây tranh cãi, dù Stallard (2002) khẳng định điều này nên tùy thuộc vào thời gian một đứa trẻ đạt tới thời điểm thao tác cụ thể của sự phát triển nhận thức (khoảng trong tầm 7- 12 tuổi). CBT nên được thích ứng khi dùng với trẻ em, thực hiện việc sử dụng các kích thích thị giác nư các quả bóng tư duy, từ điển cảm xúc, bảng theo dõi cảm xúc, cũng như các cách tiếp cận sáng tạo như tự thầm nhắc tích cực, các trò chơi, búp bê và kể chuyện. Trẻ còn bé dễ gặp khó khăn trong phân biệt giữa các cảm xúc khởi từ sự kiện bên ngoài với các suy tư nội tại, và nhu cầu đơn giản và các hướng dẫn sáng rõ nếu chúng tham gia CBT.

Khá ít bằng chứng về những can thiệp tâm lý trị liệu với trẻ em và tuổi mới lớn mắc trầm cảm đồng thời gặp khó khăn trong học tập, tuy dẫu có một số cho thấy mức độ hiệu quả nhất định ỏ nguwoif trưởng thành (Lindsay et al. 1993, Dagnan & Chadwick 1997, Lindsay 1999). Để CBT tỏ ra hiệu quả, trẻ cần bày tỏ nhu cầu sẵn sàng và bố mẹ thường nên tham gia vào (Stallard 2005). CBT có thể được tiến hành bởi một nhà trị liệu được đào tạo hoặc thông qua các loại hướng dẫn tự mình giúp mình. Curry & Reiecke (2003) dùng cách tiếp ận trị liệu theo module với người trẻ; Dummett & Williams (2008) phác thảo một cách tiếp cận vào 5 lĩnh vực đời sống (đáp ứng thể lý; các suy nghĩ; các cảm xúc; hành vi; và các vấn đề thuộc môi trường) nhằm vượt qua trầm cảm tuổi mới lớn,

2. Tâm lý trị liệu liên nhân cách (IPT) được thích ứng với việc sử dụng trên trẻ em (Weissman et al. 1979); đây là cách can thiệp ngắn gọn, có cấu trúc chặt chẽ, hạn chế thời gian. Có ràng buộc điều trị ở đây là người trẻ chấp nhận mình đang đau ốm và cần trợ giúp tựa như khi chúng mắc một bệnh thực thể vậy.

Xuyên suốt giai đoạn tiếp xúc rồi khởi sự ban đầu, người trẻ được tạo một tổng thuật về các mối quan hệ và chức năng xã hội hiện tại (bảng kiểm liên nhân cách). Nhà trị liệu phát triển một công thức liên nhân cách, nối kết trầm cảm với một trong bốn lĩnh vực liên nhân cách đang gặp trục trặc: nỗi tiếc thương, tranh cãi vai trò liên nhân cách, những quá độ khi chuyển đổi vai trò và những thiếu hụt liên nhân cách. IPT nhấn mạnh ở đây và ngay bây giờ; các vấn đề xảy đến trong hiện tại. IPA là một nỗ lực đặng hợp nhất các mục tiêu trị liệu đạt được nhờ người trẻ tạo ra (Frombone 1998, Weissman et al. 2000, Mufson et al. 2004, Coleman 2006).

3. Việc dùng thuốc cho trẻ quả là rất đáng nhìn nhận thấu đáo. Các cách tếp cận trong điều trị y khoa đối với trầm cảm ở trẻ và tuổi mới lớn là các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs), nhóm thuốc ức chế tái hấp thụ có chọn lọc serotonin (SSRIs) hoặc ức chế tái hấp thụ serotonin (SRIs). Nói chung, TCAs không nên được chỉ định khi chúng chẳng tỏ ra hiệu quả bao nhiêu so với giả dược (placebo) trong điều trị trầm cảm ở trẻ và tuổi mới lớn (Hazell et al. 1995, 2002, Kutcher 1997, Geller et al. 1999). Không chỉ vì vô tích sự, chúng còn có thể gây ra một số phản ứng phụ không hay ho như khô miệng, đổ mồ hôi và táo bón cũng như tạo tác tiềm năng tim mạch nguy hiểm (Birmaher el al. 1998). Tương tự, các loại thuốc ức chế MAOIs không được chứng thực tính hiệu quả ở trẻ em và tuổi mới lớn, và ít bằng chứng hỗ trợ cho việc sử dụng (Heyman & Santosh 2005).

Việc dùng các loại thuốc chống trầm cảm cho trẻ em và tuổi mới lớn đang tăng lên (Zito et al. 2003, Mitchell et al. 2008). Năm 2007, ước tính khoảng 50.000 trẻ em Anh quốc được chỉ định thuốc chống trầm cảm và việc chỉ định càng tăng (Hansard 2007). Bằng chứng về tính hiệu quả của SSRIs là hạn chế, tuy vậy, chúng vẫn thứ thông dụng chỉ định; điều này gây lo ngại về các nguy cơ lớn hơn cho hành vi tự sát ở trẻ và tuổi mới lớn hơn là so với người trưởng thành dùng SSRIs (Stone et al. 2009). Shearer & Bermingham (2008) khẳng định rằng có các vấn đề đạo đức khi chỉ định SSRIs cho trẻ và tuổi mới lớn, bất kể thuốc chống trầm ảm hiệu quả hơn giả dược như nào, và các hiệu ứng ngắn hạn lẫn dài hạn lên sự phát triển tâm lý và thể lý của những ai được chỉ định thuốc. Jureidini (2009) đề nghị cách tiếp cận gồm “đợi theo dõi sát sao” và chú ý tới các nhu cầu thể lý và cảm xúc của trẻ có thể là giải pháp thay thế thuốc. Rất nhiều tuyên bố về tính hiệu quả của việc sử dụng thuốc chống trầm cảm, song có vẻ cẩn trọng và giám sát nghiêm ngặt kèm với các can thiệp tâm lý nên được cố gắng trước tiên.

4. Các cách trị liệu dựa trên nền tảng tâm động (psychodynamics) từng bị bỏ rơi trước sự tràn ngập của CBT và các cách trị liệu dựa trên sổ tay hướng dẫn, chí ít bởi vì chúng được cho là quá đắt đỏ, đòi hỏi lao động cực nhọc và tốn nhiều thời gian.

Tuy thế, điều quan trọng là nhận ra rằng người mới lớn được chẩn đoán trầm cảm có thể gặp nhiều vấn đề phức tạp mà chỉ có thể lưu ý sâu xa với trị liệu dài hạn.Các cách tiếp cận nhận thức có thể phù hợp với một số vấn đề nhẹ và trung bình, song các tác động dài hạn của trầm cảm tự chúng đòi hỏi một giải pháp dài hạn. Trong một phân tích meta-analysis theo cách tiếp cận nhận thức và không nhận thức (cả điều trị theo tâm động), Weisz và cs. (2006) không phát hiện thấy sự khác biệt giữa các dạng tâm lý trị liệu này, thể hiện ở việc cả hai cách đều tạo ra các hiệu ứng khiêm tốn trong điều trị trầm cảm. Trowell và cs. (2007) nhận ra rằng tâm lý trị liệu tâm động hiệu quả trong điều trị trẻ mắc trầm cảm và tính khí bất ổn (dysthymia) với 74,3% người mới lớn hồi phục, và tuổi mới lớn này tiếp tục cải thiện với 100% cho thấy không còn triệu chứng trầm cảm về sau.

Làm việc trong bối cảnh của mối quan hệ trị liệu dài hạn có thể đem lại lợi lạc cho trẻ em và tuổi mới lớn, nhất là trẻ khổ sở bởi các sang chấn. Các cách tiếp cận tâm động theo nhóm cũng được dùng với tuổi mới lớn và bối cảnh của một chương trình ban ngày định hướng tâm động có thể đem lại lợi lạc cho tuổi này. Có rất ít nghiên cứu về tâm lý trị liệu theo tâm động, chẳng hạn Watanabe và cs. (2007) chỉ thấy trong 27 nghiên cứu chỉ có duy nhất một nghiên cứu dùng cách tiếp cận tâm động.

5. Các cách tiếp cận khác có thể kể đến là các can thiệp kỹ năng xã hội, trợ giúp trẻ hoặc tuổi mới lớn ở trường học. Nhắm vào các mối quan hệ bạn bè cùng trang lứa có thể hữu ích. Điều trị nội trú có thể hữu ích đặc biệt với người có dự tính tự sát, trong khi điều trị ban ngày lại hỗ trợ cho người trẻ giải quyết các vướng mắc về sự tách biệt xã hội. Các can thiệp nhóm có thể giúp người trẻ nhận ra các ý nghĩa trong trục trặc gặp phải, giảm thiểu cảm nhận về sự cô độc và năng cao các mạng lưới xã hội trợ giúp hiệu quả.

Các trị liệu trần thuật cũng đem lại lợi lạc cho trẻ em và tuổi mới lớn mắc trầm cảm, các dạng trị liệu gây tò mò so với các các trị liệu truyền thống vốn được nhìn nhận như dạng trị liệu chắc chắn (Amundson et al. 1993). Các trị liệu trần thuật sử dụng cách kể chuyện, và thường gồm các kỹ thuật tâm kịch. Trị liệu nhắm vào giải pháp đang tang lên và được người thực hành nìn nhận như cách tiếp cận hữu ích, dù bằng chứng cho tính hiệu quả với trẻ em và tuổi mới lớn chưa được thiết lập. Trị liệu âm nhạc cũng được dùng điều trị trầm cảm cho trẻ mới lớn (Hendricks & Bradeley 2005). Các lĩnh vực khác cũng được xem xét như là chế độ ăn uống, luyện tập thể dục và chế độ sinh hoạt hàng ngày tất thảy đều đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người trẻ hồi phục từ cơn trầm cảm.

6. Có một đứa con mắc trầm cảm có thể là nỗi lo lắng khôn nguôn của các thành viên trong gia đình.

Thường người ta đổ lỗi cho chính họ và tìm cách giải thích hành vi cũng như chức năng của mình. Để giúp các gia đình, họ cần hiểu biết thấu đáo về rối loạn và ý nghĩa của trầm cảm. Giáo dục về các dấu hiệu, triệu chứng có thể giúp gia đình hiểu trầm cảm trong mối liên hệ với đứa trẻ nhà họ, điều này sẽ gồm cả việc thảo luận và nhận ra ý nghĩa trong hành vi của đứa trẻ hoặc người mới lớn, ví dụ nằm lỳ trên giường đến 2 giờ chiều là dấu hiệu của trầm cảm hay đó chỉ là hành vi bình thường của tuổi mới lớn? Liệu một đứa trẻ không ngừng lo lắng về thành tích học tập ở trường có mắc trầm cảm? Thảo luận những việc này và các vấn đề khác nữa với bố mẹ có thể làm tình hình sáng tỏ hơn và giúp bố mẹ có các mong đợi bình thường cho đứa con của mình. Một số gia đình hưởng lợi từ giáo dụ, một số từ sự trợ giúp gia đình và một số khác thì từ trị liệu gia đình. Trị liệu gia đình hệ thống cá nhân được khuyến cáo khi các dạng kết hợp bên trên chứng tỏ không hiệu quả.

Trong khi đa phần các gia đình hỗ trợ cho con em mình, một số có thể gây bất lợi cho sự phát triển của một đứa trẻ, nên việc hỗ trợ cho bố mẹ/ người chăm sóc nằm trong kế hoạch tổng thể nên được xem xét trước tiên. Lượng giá các quan điểm của gia đình về việc điều trị như thảo luận về chuyện dùng thuốc hoặc vai trò của tâm lý trị liệu có thể giữ vai trò quan trọng. Trả lời các câu hỏi từ giai đoạn khởi sự trị liệu và bước vào một cuộc đối thoại mang tinh thần hợp tác với bố mẹ trẻ có thể giúp công việc trị liệu tiến triển rất khả quan.

7. Tóm lại, trầm cảm là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng có thể để lại nhiều tác hại tiêu cực dài hạn đối với sự phát triển của trẻ em và tuổi mới lớn.

Nhận thức sớm về trầm cảm nên được chú trọng trong các chiến dịch phòng ngừa và nâng cao sức khỏe, đi kèm với việc hiểu biết sâu xa hơn về chuyện dùng thuốc quá mức cho trẻ và tuổi mới lớn có ảnh hưởng ra sao tới sức khỏe tâm trí của chúng, nhất là việc chỉ định thuốc chống trầm cảm cho trẻ ở độ tuổi còn nhỏ.

Hiểu biết trẻ mắc trầm cảm là khó khăn, bởi vì như đã thấy, có hàng loạt các ‘triệu chứng’ trầm cảm quá dễ gây nhầm lẫn với các hành vi khác ở trẻ và người mới lớn. Phát triển các cách can thiệp thích hợp sao cho hiệu quả và khuyến khích chúng phát hiện các giải pháp can thiệp riêng đối với những vấn đề thuộc cảm xúc sẽ giúp chúng thật hữu hiệu sau này khi lớn lên. Dùng một cách tiếp cận có cân nhắc thấu đáo, bình tĩnh trông chừng và giám sát chặt chẽ đồng thời hiểu biết toàn thể bối cảnh liên quan đến cuộc sống của trẻ và tuổi mới lớn có thể là điểm khởi đầu tốt lành. Đừng quên, thực tế thì một số giải pháp với chuyện chúng mắc trầm cảm có thể tạo nên các đáp ứng mang hơi hướng xã hội và chính trị chứ không chỉ định vị riêng trong tính cá nhân.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top