Sự bộc lộ trong tham vấn tâm lý

Việc bộc lộ (disclosure) là vấn đề gây tranh cãi khi xem xét các ranh giới của nhà tham vấn tâm lý.

Ranh giới (boundaries) là khía cạnh thiết yếu của bất kỳ quan hệ hiệu quả nào giữa thân chủ (client) và nhà tham vấn (counselor). Chúng đặt để cấu trúc mối quan hệ và cung cấp một khung làm việc nhất quán trong tiến trình tham vấn. Một số đường kẻ, lối bậc của ranh giới là rõ ràng. Hầu hết các nhà tham vấn tất rồi sẽ biết rằng điều ấy thuộc vấn đề đạo đức hành nghề, tỷ dụ, khi tham vấn cho nguồi yêu cũ vì mối quan hệ từng quen biết dễ làm hạn chế tính khách quan và khó phục vụ đủ đầy cho yêu cầu của mối quan hệ nghề nghiệp. Nếu các tình huống tương tự vừa nêu đích thị có vấn đề thì vượt ra ngoài các giới hạn cơ bản như thế lại hiện diện vô số tình huống chẳng rõ ràng ngay liền khi phác thảo các rannh giới. Các tình huống ấy rơi ngoài mặc định quy chuẩn của đạo đức song lại nằm đâu đó ở vùng xám mù mờ. Những gì thiết lập nên ranh giới, tại sao chúng ta cần đến chúng; các nguyên tắc của ranh giới mang tính đạo đức hành nghề (Từ tâm, không ác ý, tự trị, công bằng và trung thực); tôn trọng thân chủ; trách nhiệm của nhà tham vấn, v.v… tuy quan trọng, đáng tìm hiểu song không bàn ở đây.

Có hai vấn đề khi xem xét sự bộc lộ. Thứ nhất, sự bộc lộ của nhà tham vấn và mức độ tin cậy. Thứ hai, sự bộc lộ của nhà tham vấn (chẳng hạn, một nhà tham vấn bộc lộ đến đâu cuộc sống riêng với thân chủ của mình?). Một số nhà tham vấn tán đồng tắp lự bất kể thích hợp hay không (dù khá mơ hồ), một số khác thì nhìn nhận chuyện ấy theo kiểu không nên bộc lộ gì cả; tuy thế, thực tế có một sự cân bằng.

Trước hết cần biết, khi thân chủ nhất trí bước vào tiến trình tham vấn, họ thường cầm chắc, yên trí rằng những gì riêng tư đời mình (bên trong các giới hạn) sẽ được bảo mật với sự tôn trọng. Điều này khuyến khích sự thành thật từ thân chủ và cung cấp hiểu biết về tính an toàn rằng các thông tin hết sức riêng tư của họ sẽ không được tiết lộ cho những cá nhân chẳng dính dáng và thích hợp.

Thân chủ cũng phải được biết rõ là nhà tham vấn của mình có thể bị buộc ra hầu tòa để cung cấp bằng chứng cho việc xét xử, và nếu nhà tham vấn lựa chọn việc giữ kín thông tin nghe được, hậu quả có thể là nhà tham vấn bị đánh giá là miệt thị luật pháp tại tòa.

Với những ai đang hy vọng tìm thấy một số hướng dẫn cho mức độ bộc lộ của bản thân mình, giới học giả nghiên cứu chuyên sâu khuyên rằng kỹ năng là thấu biết gì nên bộc lộ, khi nào thì thích hợp và bộc lộ đến như nào. Các nhà tham vấn chưa từng trải, thiếu kinh nghiệm hay ước ao phải làm điều đúng hướng về thân chủ và vì vậy, hành xử rất cứng nhắc theo quy định hành nghề, thường đánh mất kiểu thể hiện bản thân trong nỗ lực nhằm gìn giữ tính chuyên nghiệp. Ở đây, Corey giải thích rằng các các nhà tham vấn còn chưa già dặn do ước muốn đạt hiệu quả đã thường trở nên thụ động, lắng nghe và phản hồi không khớp sát với hiểu biết và trực giác của chính họ; từ đấy, các nhà tham vấn này cũng bỏ lỡ, đánh mất nhiều cơ hội xây dựng mối quan hệ hòa hợp, tốt đẹp rồi thậm chí, dễ gây cho thân chủ cảm nhận rằng mình không thể thấu cảm với thân chủ được.

Giải thích cho thái cực kia của phổ bộc lộ, nhiều nhà tham vấn có thể quá háo hức chứng tỏ tinh thần nhân văn của họ đối với thân chủ, họ kể quá nhiều với thân chủ về chính mình, thay vì để trị liệu nhắm vào thân chủ thì lại chuyển sang nói về bản thân. Điểm căn cốt cần ghi nhớ là việc bộc lộ nên làm sao khuyến khích thân chủ đào sâu hơn mức độ họ tự khám phá bản thân hoặc củng cố thêm mối quan hệ trị liệu.

Nhà tham vấn bộc lộ quá mức dễ tạo cảm nhận đang thỏa mãn các nhu cầu cá nhân, chứ không phải nhu cầu của thân chủ. Tác động của việc bộc lộ thái quá của nhà tham vấn có thể gây hại thân chủ. Những thân chủ có thể cảm thấy thấu cảm với nhà tham vấn, khốn khổ vì hứng chịu sự chuyển di hoặc đơn giản bị sốc bởi điều ấy lại có thể xảy đến với nhà tham vấn của mình. Mặt khác, thân chủ có thể cảm thấy rằng những mối quan tâm ủa họ đang bị tầm thường hóa nếu các trải nghiệm của nhà tham vấn cũng tương tự, và thậm chí còn dung tục hơn họ nữa.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top