Từ ái, thương yêu bản thân khi cuộc đời là khổ ải

Cảm thấy nhiều yêu thương, từ ái (compassion) cho người khác âu chắc là điều ai cũng thầm mong ước và khát khao ban tặng thật nồng nhiệt, nhất là khi tháng năm ở đời gây tạo cảm giác đớn đau, khổ ải.

Từ bi với chính mình bao gồm sự thấu hiểu rằng niềm đau nổi khổ và thất bại não nề là phần tất yếu trong trạng thái sống của nhân loại, và tất thảy mọi người đều đáng xót thương, yêu quý. Khái niệm từ bi với chính mình có nền tảng từ triết học Phật giáo.

Kristin Neff (2003) nhấn mạnh:

… Từ bi thường được khái niệm hóa nhằm cốt để chỉ sự từ bi dành cho những người khác, song trong tâm lý học Phật giáo, cảm thấy lòng từ bi với bản thân thiết yếu không kém gì lòng từ bi dành cho tha nhân (p. 224).

Ý tưởng về lòng từ bi với chính mình do đó cho thấy, chúng ta nên bày tỏ lòng từ bi đối với bản thân cũng như khi bày tỏ lòng từ bi với người khác:

Lòng từ bi liên quan với chuyện dành cho những người khác sự kiên nhẫn, tử tế và hiểu biết không đánh giá, nhận ra rằng con người thảy đều bất toàn và dễ gây lầm lỗi (p. 224).

Lòng từ bi với chính mình giúp thiên hạ thấu biết và nhận thấy những giới hạn của bản thân; giúp họ tiếp chạm sâu xa với con người mình. Tác giả Neff xác định có ba thành tố của lòng từ bi với chính mình:

1. Lòng tử tế

Đối xử tử tế với chính mình thuộc về sự hiểu biết rằng bất toàn và thất bại là những phần hiển nhiên ở đời. Nó thuộc dạng tử tế với chính mình khi đương đầu với vô vàn khó khăn.

Mơ mộng hoặc lý tưởng không phải luôn trở thành sự thật; thay cho sự hụt hẫng và thất vọng vì điều ấy, mình nên chấp nhận thực tế. Những lý tưởng là là những lý tưởng vì một lý do nào đó, phải vậy không? Chúng ta không nên tiêu toàn bộ thời gian sống để nghĩ ngợi mọi thứ mình muốn sở hữu mà nên thưởng thức những gì đã có sẵn đây rồi.

2. Sẻ chia tình nhân loại

Chúng ta quen nghĩ mình trải nghiệm nhiều khó khăn, khổ sở hơn biết bao kẻ khác, song kỳ thực, tất thảy nhân loại đều hiểu nhiên dễ bị tổn thương và bất toàn.

Chúng ta nên hiểu rằng mình phụ thuộc biết bao người, và những tương tác với tha nhân tạo lập nên con người mình. Tỷ dụ, các cảm xúc, suy tư và hành vi ứng xử của chúng ta chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tó bên ngoài như văn hóa, lịch sử, và di truyền, v.v…

Với lập luận ấy, chúng ta nên bớt đi việc đánh giá bản thân. Chúng ta ít có khả năng kiểm soát quá nhiều khía cạnh trong đời sống, và mình nên hiểu thấu cũng như nhận thấy điểm chung mà trải nghiệm nhân loại sẻ chia.

3. Tỉnh thức

Chúng ta không nên định dạng bản thân mình với các suy tư và cảm xúc tiêu cực; thay vì thế, nên cố gắng tự ý thức nhiều ơn, ví dụ, nhìn thấy tình huống của bản thân trong một viễn tượng rộng lớn.

Trạng thái tỉnh thức (mindfulness) thuộc về sự quan sát không ngừng nghỉ các biểu hiện của tâm trí mà không cố gắng để đè nén hoặc chối bỏ chúng; điều này mang nghĩa rằng chúng ta tiếp cận với các cảm xúc mà chẳng hề đánh giá và học cách chấp nhận.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top