Ngu ngơ đi tìm bằng chứng cho Lý thuyết Đa Thông Minh của Gardner

Cùng với phong trào nhà nhà, người người hướng về Tây phương đặng mong cầu chỉ bày và vươn tới chuẩn mực, quá nhiều các phương pháp lẫn cách tiếp cận trên đủ các mặt trận, lĩnh vực được giới thiệu, quảng bá, chào bán,… Giờ các bậc phụ huynh hết lòng hết sức vì tương lai con em chắc hiếm ai chưa từng một lần nghe nói tới nhiều kiểu dạng trí thông minh ở bé.

Lý thuyết Đa Thông Minh của Gardner (Multiple intelligences, MI) khuyến cáo thiên hạ cải thiện không ngừng việc học hỏi: chúng ta biết một số người học hỏi thông qua tiến hành công việc, số khác lại nhờ chuyện đọc sách. v.v… Do vậy, tin rằng người đời có nhiều kiểu thông minh khác nhau, rằng những thông minh của họ như thế thật độc sáng, và rất nên đồng thuận cùng hiện tượng có nhiều phương cách học tập ở trên giảng đường và lớp học.

Nếu giờ tiếp cận vấn đề từ việc tìm kiếm bằng chứng xác thực, liệu có chăng các dạng kiểu thông minh khác nhau như MI mà Gardner xiển dương?

Lý thuyết MI lần đầu tiên được Gardner trình bày năm 1983 trong cuốn sách Frames of Mind, dù về sau thì MI trải qua nhiều chỉnh sửa, thay đổi. Ngay từ 1983, Gardner đưa ra sự tồn tại của 7 loại trí thông minh:

1. Ngôn ngữ (linguistic). 2. Âm nhạc (musical). 3. Logic- toán (logical-mathematical). 4. Không gian (spatial). 5. Cơ thể- vận động (bodily-kinesthetic). 6. Cảm nhận nội tâm (intrapersonal sense of self). 7. Lên nhân cách (interpersonal)

Trong cuốn Intelligence Reframed xuất bản sau đó 16 năm, tác giả Garner thêm một dạng khác là ‘trí thông minh tự nhiên’ (naturalistic intelligence) nhằm trỏ sự thấu cảm đối với các ngoại vật tự nhiên, và ông còn gợi ý một dạng khác: ‘trí thông minh hiện sinh’ (existential intelligence), được xem là khả năng ngập chìm tính tâm linh trong tác phẩm nghệ thuật.

Với phiên bản gần nhất năm 2004, Gardner đề nghị thêm hai dạng nữa là ‘trí thông minh rọi sáng tâm trí’ (mental searchlight intelligence) và “trí thông minh laser (laser intelligence). Gardner tuyên bố, mỗi loại trí thông minh chứa đựng nhiều tiểu dạng thông minh, và mỗi loại thông minh được kiểm soát bởi các vùng não bộ khác nhau, và ông cho biết các khoa học gia Thần kinh “đang trên tiến trình hướng đích về bản chất của các thao tác căn bản trong mỗi dạng trí thông minh“.

Lý thuyết MI của Gardner thu hút sự chú ý của giới chuyên môn, và cơ chừng MI thiếu vắng bằng chứng xác thực. Theo tổng thuật được Waterhouse thực hiện năm 2006, không thấy nêu một nghiên cứu nào hỗ trợ cho độ hiệu lực của MI; Gardner đã cố gắng đáp trả các chỉ trích này từ 2004 như sau:

Lý thuyết MI được ít người say mê trong số các nhà đo nghiệm tâm lý hoăc những đối tượng dựa trên nền tảng tâm lý học khác là bởi vì họ yêu cầu: “đo nghiệm tâm lý hoặc bằng chứng thực nghiệm phải cho phép người ta chứng tỏ sự hiện hữu của nhiều trí thông minh khác nhau”.

Ngay từ 2004, tác giả Chen (được Waterhouse dẫn trong tổng thuật nêu trên) lại thử bênh vực cho sự kiện MI thiếu sự hỗ trợ của thực nghiệm thông qua lời tuyên bố:

“Một lý thuyết tất yếu có giá trị bởi vì nó được hỗ trợ bởi các kết quả của các test thực nghiệm” và “trí thông minh không phải thứ hữu hình để mà có thể đo lường được”.

Đi sâu hơn, tác giả Chen đã chỉ ra 5 điểm gây tranh cãi cụ thể với lý thuyết MI:

  1. MI không có đủ các bằng chứng thực nghiệm thiết yếu
  2. Trí thông minh không phải là đối tượng hữu hình, có thể sờ mó được
  3. MI là các cấu trúc mới đòi hỏi các công cụ đo lường mới
  4. Lý thuyết MI xác định độ hiệu lực của nó thông qua các ứng dụng tại lớp học
  5. Lý thuyết MI mô tả sơ lược kỹ năng nhận thức tốt hơn so với các tiểu thang đo IQ.

Nói tóm, theo cách lập luận của Chen thì có vẻ không có điểm nào  làm cho nhu cầu xác nhận lý thuyết MI là ít cần thiết cả. Dường như MI duy trì nó “đích thị là một lý thuyết” không thể công nhận là có giá trị được (validated), trừ khi các thành phần của lý thuyết được định vị, thiết lập rõ ràng. Khi Gardner tuyên bố rằng ông sẽ không định rõ các thành phần đó, lý thuyết MI khó nghiêng theo hướng đạt độ hiệu lực mong muốn.

Tác giả Chen (2004) cho rằng dẫu lý thuyết MI đạt độ hiệu lực thông qua việc ứng dụng nó, tuy thế, điều ấy không đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu với dữ liệu có cơ sở chắc chắn, vì dạng thức ứng dụng kiểu vậy không cung cấp dữ liệu đáng tin cậy. Sau rốt, không có nghiên cứu nào chứng thực rằng năng lực nhận thức được MI mô tả sơ lược tốt hơn khi dùng các tiểu thang đo IQ cả.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top