Câu hỏi đau đớn: Bố mẹ có thiệt tình yêu thương con cái mình?

Hầu hết bố mẹ yêu thương con cái, song một số khác yêu thương con cái theo cách phù hợp với họ.

Tầm 15% người trưởng thành được cho là có vấn đề ‘rối loạn nhân cách’. Những người này là các cá nhân mắc tiền sử dài về nhân cách, hành vi, cảm xúc, và trục trặc trong quan hệ. Có thể hiểu một ‘rối loạn nhân cách’  như là ‘một mẫu hình dai dẳng của trải nghiệm nội tại (tâm trạng, thái độ, niềm tin, giá trị, v.v…) và hành vi (xung hấn, bất ổn, v.v…) khác biệt hết sức với các thành viên hoặc nền văn hóa’. Các mẫu hình trục trặc chức năng như thế tạo nên nhiều vấn đề hệ trọng trong vận hành của cá nhân và cảm xúc, thường dẫn tới phiền não hoặc thiếu hụt trong tất cả các lĩnh vực hoạt động.

Theo quan sát, các rối loạn nhân cách có các nhân cách căn cốt mang tính ích kỷ, vô tình với người khác, ưa thích bản thân thái quá, chối bỏ trách nhiệm cá nhân, và một cảm nhận kinh khủng về quyền tự tung tự tác cho phép họ lạm dụng hoặc đối xử bất công với người khác khi các yêu cầu ích kỷ của họ không được đáp ứng ngay lập tức. Các rối loạn nhân cách cực kỳ thích kiểm soát và giỏi mánh khóe và chiêu trò; thường dùng các hành vi dễ thấy như hăm dọa hoặc lạm dụng về mặt thể lý trong khi những lần khác lại dùng nhiều kỹ thuật tinh vi như điều khiển, lừa gạt, và dẫn dắt theo lược đồ.

Cá nhân mắc rối loạn nhân cách nhìn mọi thứ trong môi trường thảy đều trực tiếp liên quan đến họ. Hoạt động vụi chơi ở trường học của đứa trẻ được nhìn nhận như gây phiền phức với thời khóa biểu của họ, ngay cả khi họ là bố mẹ. Họ không thể hiện các giá trị và thái độ bình thường trong vai trò truyền thống là bố mẹ, vợ chồng, đồng nghiệp hoặc bằng hữu. Khi hành vi ích kỷ thu hút sự chú ý và khiến họ bận tâm, họ thường bùng nổ, đổ tội, và tỏ ra kịch tính ghê gớm, cùng lúc giả định mình như đang chịu đựng là nạn nhân mặc dù họ đang quấy rối hoặc tỏ ra thách thức hết sức sai trái.

Về mặt xã hội, những ai mắc các rối loạn nhân cách có các biểu đạt cảm xúc hời hợt, thể hiện lòng trung thành một cách giả tạo, và có xu hướng chiêu trò với những ai xung quanh họ. Khi chúng ta có bố/ mẹ hoặc cả song thân mắc rối loạn nhân cách, những kết nối cảm xúc hời hợt là quá chừng rõ ràng. Các bố mẹ như thế đầu tư nhiều cảm xúc vào đời sống cho bản thân họ hơn là cho con cái. Họ có thể thực sự bỏ mặc con cái và không đoái hoài gì, đổ tội hành vi của mình là do con cái.

Người mắc rối loạn nhân cách đa phần tự bào chữa và tỏ ra rất ít ỏi hoặc không hề cho thấy chút ăn năn, hối lỗi, hoặc tiếc nuối nào với cách thức họ đối với những người khác.

Trong không ít tình huống thực tế, cơ chừng người làm cha làm mẹ lấy mình làm trung tâm và biểu lộ các dấu hiệu rối loạn nhân cách. Điều này nói với con cái họ cần tạo lập đời sống độc lập càng sớm càng tốt. Hầu như không khả thi và hiệu quả bao nhiêu trong việc đương đầu với một ông bố hoặc bà mẹ như thế. Ông/ bà ấy không hề quan tâm đến ý kiến con cái; hơn thế, con cái họ nên chấp nhận hoàn cảnh thực tế và tìm cách để sống ổn thỏa. Rất nhiều trường hợp bi kịch khi con cái càng kéo dài quan hệ thì bà mẹ/ ông bố thù hằn và hay bực bội càng củng cố thêm quan điểm lâu nay, rằng đời sống của họ là quan trọng trên hết; tương lai, bố mẹ như thế sẽ đi vào đi ra đời sống con cái tùy nghi. Lần nữa, cần nhớ rằng trong khi hầu hết bố mẹ yêu thương con cái thì với các ông bố bà mẹ mắc rối loạn nhân cách lại yêu thương con cái tùy vào sự tiện lợi của chính họ.

Thật đau đớn song sự thật, những gì con cái các vị này cần thiết thực hiện là sự sống còn… Nhiều trẻ vị thành niên nhận thấy bản thân chịu đựng với nhiều bố mẹ rất hay chỉ trích, la mắng và một số đôi khi còn bị lạm dụng, hành hạ về mặt cảm xúc. Tình huống có thể liên quan với stress hoặc nhân cách của các ông bố bà mẹ hơn là tự thân trẻ vị thành niên. Nếu bố mẹ quá khe khắt và bắt nọn từng điều nhỏ nhặt, con cái phải chấp nhận sự kiện rằng mình sẽ không bao giờ khiến họ hạnh phúc. Thực tế, một số bố mẹ không có năng lực trợ giúp về mặt cảm xúc.

Đây là điểm tích cực. Mình không nhất thiết phải buộc chấp nhận bố mẹ là người thành công trong đời. Khi mình tốt nghiệp phổ thông hoặc lấy được bằng Đại học, mình có thể tạo lập sống cuộc đời riêng và chăm lo nghề nghiệp, rồi quyết định mức độ nhiều ít mình muốn bố mẹ tác động như nào đến cuộc sống bản thân. Nhiều người trưởng thành có quan hệ rất thân thiết, gần gũi với bố mẹ bởi vì bố mẹ giành được tình cảm thiêng liêng từ con cái; những người khác thì chọn không gắn bó, thậm chí tách biệt do các hành vi của các ông bố bà mẹ mang dấu hiệu rối loạn nhân cách như thế.

Một phần tốt lành của việc sống đời trưởng thành độc lập là thành công của mình dựa trên người khác đánh giá mình ra sao, chứ không phải do bố mẹ mình nhìn nhận mình như nào. Khi mình thiết lập nghề nghiệp chẳng hạn, không ai sẽ hỏi han về thời thơ ấu của mình hoặc đồng nghiệp nào quan tâm đâu. Mình là ai chứ không phải cách bố mẹ đối xử hoặc ý kiến của họ về mình quyết định. Chính quan điểm của bản thân mình mới đích thực quan trọng.

Và đây là lúc mà mối xung khắc giữa tự nhiên và nuôi dưỡng xuất hiện, các chiều cạnh tác động của văn hóa cho thấy sức mạnh lợi hại của nó.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top