Trong nỗ lực tách khỏi một người chồng gây thất vọng quá độ

Những kiến giải, khuyên nhủ kiểu dựa vào trải nghiệm như dưới đây lần nữa, đẩy người hành nghề tham vấn/ trị liệu tâm lý chạm mặt với câu hỏi khó nhằn: đâu đích thị là chuyên môn riêng có của quý vị?

“Bạn muốn chính thức ly hôn nhưng nghĩ đến con quá quấn quýt với ba nó nên bạn chùng lòng”, tức là bạn còn may mắn  về giá trị gia đình. Chỉ cần “hết chùng lòng” thì kể như gia đình của bạn đã kết thúc. Cái khó khăn của bạn đang ở trong trạng thái tâm lý và cũng đủ bình tĩnh để “nói chồng dọn về nhà bố mẹ anh ấy một thời gian cho bạn bình tâm lại, coi sống xa nhau có được không”. Điều này vô tình bạn đụng đến “nỗi sợ hãi của anh ta” nên “anh ấy cố chấp không chịu… càng níu kéo”. Hiện tượng này thể hiện sự thất thế của anh ta. Chính sự thất thế này càng làm cho bạn “không chịu nổi” vì tâm lý bạn luôn mong muốn biểu tượng người chồng phải mạnh mẽ, quả quyết. Nhưng may cho bạn vì bạn còn có cảm xúc “chỉ tội nghiệp một người đàn ông yếu đuối”. Chính cái bạn thấy “tội nghiệp” mà chồng bạn đang phải gánh chịu là sức mạnh còn lại của anh ta.

Ngoài 40 tuổi, kết hôn đã được 15 năm, có với nhau 3 đứa con; đấy chắc chắn là khoảng thời gian dài cùng những ràng buộc khó dứt, và cuộc hôn nhân của người phụ nữ này xoắn bện với đời sống hàng ngày: giả định là chị ấy nhìn thấy ông chồng thường xuyên, chia sẻ cùng mái nhà, ngồi chung mâm cơm, v.v… Và ngay cả khi đã rõ ràng về mặt trí năng rằng mối quan hệ không nên tiếp diễn nữa thì sự ngại ngần khi tạo ra một sự cắt đứt, tách biệt dứt khoát thông qua quyết định ly hôn quả là điều có thể hiểu được.

Có nỗi niềm thoải mái trong sự tương tự và nguyên trạng so với việc thay đổi cơ bản trong đời. Không hàm ý rằng duy trì nguyên trạng thì thỏa mãn hoặc lành mạnh, song đó cơ chừng là chuẩn tắc và do vậy, dễ dự đoán. Thậm chí, ngay cả khi mình ‘biết’ một cách thật hữu lý rằng đời sống sẽ tốt đẹp hơn lên sau những phiền muộn, rắc rối nhất thiết trải qua thì thay đổi không phải luôn được chào đón, gọi mời.

Đối với các sự vụ phức tạp, người chồng, như bao vị hôn phu khác trong các cuộc hôn nhân rối rắm, đã và chắc sẽ có những hứa hẹn thay đổi, rồi có lẽ còn chứng tỏ sự thay đổi ấy chí ít ở vài thời điểm, giai đoạn. Trước sự kiện chính yếu bất đắc dĩ như ly dị, chúng ta thường có xu hướng ôm ấp đầy tràn hy vọng với các cơ hội mong lặp đi lặp lại nhằm tránh đổ vỡ lớn. Tương tự, ít người kinh sợ 100%, 100% thời gian, vì thế dễ cảm thấy chần chừ bởi vì có rất nhiều chiều cạnh không hoàn toàn tiêu cực khả thể luôn thu hút chú mục vào, nhất là trong khoảnh khắc người kia ăn năn hối lỗi, đề nghị xin được tha thứ, và hứa sẽ thay đổi…

Lá thư của người phụ nữ cho thấy chị này đang vượt qua điểm mốc thôi ngóng chờ ông chồng dưới cái nhìn tươi sáng và tích cực nữa, và cũng không còn tin tưởng rằng anh ta quan tâm đến lợi lạc hôn nhân của cả hai vợ chồng. Tức giận lẫn ngờ vực chắc chắn là những cảm xúc tiêu cực sẽ dần tăng cao thôi thúc cô vợ thoát khỏi sự trì trệ hiện tại. Duy trì tiếp tục với các cảm xúc gặm mòn dần như vậy nào đem lại hay ho cho bất kỳ ai. Vì thế, cách gì người phụ nữ có thể xây dựng động cơ rời bỏ mà không đợi đến khi cô ấy cảm thấy quà tồi tệ đủ để bất chấp nỗi lo lắng và suy sụp để đương đầu với sự bất định chưa thật tỏ tường của việc ly dị và sống đơn thân?

Một chiến lược khởi phát động cơ là tập trung vào cuộc sống tốt đẹp hơn hẳn sau khi ly dị. Cách đó, thay vì nghĩ nhiều quá vào gánh nặng phải gánh chịu, người phụ nữ học cách cân bằng sắc màu cho bức tranh thêm phần sáng rõ để thấu hiểu tại sao tốt hơn hết là nên rời bỏ. Tương lai tưởng tượng còn có thể bao gồm việc bản thân được sống yên an và độc lập, tự chủ, hoặc tìm hiểu hẹn hò, hoặc tạo lập cơ sở mới cùng người khác tốt đẹp hơn. Bất chấp tương lai lý tưởng được hình dung như nào, người phụ nữ cần dành thời gian để hiển thị hóa nó ở mức nền tảng căn bản thường thấy.

Hình dung càng chi tiết và cụ thể, càng dễ tạo cảm giác tương lai không còn mơ hồ, mông lung vì nó có thể được cảm nhận ngay tức thời. Và khi chị ấy bổ sung dồi dào chi tiết điều cần thực hiện và những gì không mong muốn trong tương lai, càng dễ cảm thấy một quyết định rời bỏ cuộc hôn nhân hiện tại sẽ là sự lựa chọn cho đời sống tốt đẹp hơn, chứ không phải là một sự lựa chọn tạo nên trong tâm trạng băn khoăn, xâu xé và sợ hãi chập chờn không đành đoạn.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top