Phòng ngừa khả năng mắc trầm cảm

Phòng ngừa được hiểu như là việc tiến hành những sự can thiệp nhằm ngăn không cho xảy ra các cuộc tấn công khiến phát triển lên thành rối loạn, gây rắc rối thêm…

Ngăn ngừa trầm cảm (depression) làm giảm các yếu tố nguy cơ rối loạn tâm thần cũng như tăng cường các yếu tố bảo vệ nhằm nâng cao sức khỏe tâm trí.

Mức độ nguy cơ của một cá nhân phát triển trầm cảm có thể được xem xét bởi tính dễ bị tổn thương và trạng thái phơi nhiễm đối với các yếu tố nguy cơ, và sự hiện diện cũng như sức mạnh của các yếu tố bảo vệ liên quan với sự phát triển đó.

Các can thiệp phòng ngừa có thể mang mục tiêu hướng đích phổ quát (chủ yếu ngăn ngừa) ở mẫu dân số chung, lựa chọn cố ý ở các nhóm nhỏ thuộc dân số hoặc các cá nhân khả năng dễ mắc trầm cảm hết sức cao một cách ý nghĩa so với trung bình, hoặc biểu lộ ở các cá nhân được đánh giá là nguy cơ cao, với các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm ban đầu thể hiện ra…

Nhìn chung, có một phổ các can thiệp liên quan đến các trục trặc và rối loạn tâm thần: dự phòng chung, dự phòng chọn lọc, can thiệp sớm (can thiệp theo chỉ báo; định hình trường hợp, và trị liệu sớm); trị liệu (theo chuẩn mực); tiếp tục theo dõi (quyết tâm trị liệu dài hạn; chăm sóc lâu dài); dự phòng độ ba.

Dự phòng sơ cấp (phổ quát)

Can thiệp mang tính dự phòng sơ cấp thì trực tiếp hướng tới toàn bộ mẫu dân số mà không hề được định dạng cơ bản mắc nguy cơ, và có mục đích nhằm cải thiện sức khỏe tâm trí phổ quát của một cộng đồng. Một ví dụ là việc xây dựng sự kết nối và cảm nhận thuộc về, các kỹ năng đối phó và hy vọng về tương lai cho học sinh trong nhà trường phổ thông chẳng hạn. Làm việc với một cộng đồng nhằm giảm các yếu tố nguy cơ liên quan với rối loạn trầm cảm, như việc kiểm soát kém và các mức độ stress cao trong môi trường làm việc cũng được xem là sự dự phòng phổ quát.

Dự phòng chọn lọc (thứ cấp)

Nhắm vào các nhóm dân số và các cá nhân gặp nguy cơ trầm cảm cao. Mức độ nguy cơ được xe là trạng thái cao hơn hẳn đầy ý nghĩa so với trung bình và có thể là một nguy cơ sắp xảy ra hoặc là một nguy cơ mang theo suốt đời. Mục đích dự phòng chọn lọc nhằm giảm các nguy cơ đối với mẫu dân số nhắm sẵn trước rồi. Các ví dụ là những chương trình làm bố mẹ tích cực dành cho các mẫu không ổn, bất lợi; là các chương trình dựa vào học đường đặc biệt quan tâm tới người trẻ tuổi mắc nguy cơ trầm cảm, và các chương trình dành cho người phơi nhiễm cũng như mắc nguy cơ do trải nghiệm nhiều điều khắc nghiệt trong đời (ly dị, mất mát người thân).

Can thiệp sớm

Sự dự phòng theo chỉ báo nhắm đến các cá nhân và nhóm có nguy cơ cao xảy ra rối loạn, người có các triệu chứng và dấu hiệu sớm của tiền triệu trầm cảm song không thỏa mãn tiêu chí chẩn đoán của một rối loạn. Can thiệp sớm thường là các can thiệp hướng tới người đang thể hiện các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của một rối loạn hoặc trục trặc sức khỏe tâm thần, và người hiện phát triển hoặc đang trải nghiệm giai đoạn đầu của một rối loạn.

Can thiệp sớm hồi quy với ‘can thiệp theo chỉ báo’, ‘định hình trường hợp’ và ‘trị liệu bước đầu’. Đó là sự định hình ban đầu một cách kịp thời, hiệu quả và phù hợp người nổi trội các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm để ngăn ngừa bệnh như dự đoán và làm giảm thiểu các tác động liên quan đến các triệu chứng ấy.

Các chương trình định hướng can thiệp sớm có mục đích ngăn ngừa sự phát triển trầm cảm nhờ nâng cao các yếu tố bảo vệ và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ (hoặc tác động của các yếu tố nguy cơ), cũng như giúp người ta xử lý thật hiệu quả với mức độ hiện thời của các triệu chứng. Các can thiệp này xảy đến ngay sau khi một nhu cầu được khởi lên, mục tiêu là giảm phiền nhiễu, thu ngắn lại giai đoạn chăm sóc và giảm tối thiểu mức độ đòi hỏi phải can thiệp. Nhờ thế, can thiệp sớm làm giảm sự phụ thuộc và các tác động vốn thường liên quan với các triệu chứng trầm cảm cũng như tăng cường hy vọng cho một tương lai đảm bảo thân- tâm an lạc.

Định nghĩa can thiệp sớm bao gồm dự phòng theo chỉ báo, trong khi các dự phòng chung và dự phòng có chọn lọc thì mới được xem là can thiệp. Khía cạnh ý niệm này phân biệt các cách tiếp cận dự phòng dựa vào sự hiện diện hoặc vắng bóng các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn. Các can thiệp mang tính dự phòng phổ quát và chọn lọc tiến hành khi vắng mặt bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm, trong lúc đó thì dự phòng theo chỉ báo tiến hành khi thấy các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn tuy nhỏ nhặt bộc lộ ra.

Tuy thế, thường sự phân biệt giữa dự phòng và can thiệp sớm không thật rõ ràng, dứt khoát, nhất là với tình huống gần như bất khả trong hầu hết trường hợp chỉ ra chính xác sự khởi đầu các triệu chứng và dấu hiệu trầm cảm.

Trị liệu

Trị liệu gồm cả thể lý và tâm lý với người được chẩn đoán mắc các rối loạn. Trị liệu chuẩn mực bao gồm ứng dụng các dạng trị liệu hiệu quả, dựa trên bằng chứng với các cá nhân đáp ứng tiêu chí chẩn đoán. Mục tiêu là cung cấp trị liệu hiệu quả nhất nhằm tạo nên khả năng phục hồi tốt nhất trong tương lai.

Chăm sóc liên tục

Chăm sóc liên tục gồm các can thiệp với cá nhân mắc trầm cảm trường diễn hoặc tái phát. Mục đích là cung cấp trị liệu lâm sàng tốt nhất và những dịch vụ hỗ trợ đi kèm phục hồi chức năng cần thiết nhằm duy trì hoạt động tối ưu để nâng cao sự phục hồi.

Phục hồi chức năng có thể nhắm vào các khía cạnh nghề nghiệp, giáo dục, xã hội và nhận thức. Để nâng cao sức khỏe tâm trí, việc làm giảm các yếu tố nguy cơ và tăng cường các yếu tố bảo vệ hãy còn tương thích với thái cực này của phổ, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi và duy trì trạng thái thân- tâm an lạc.

Dự phòng tái phát (độ ba)

Dự phòng tái phát (độ ba) nhắm tới các can thiệp đáp ứng với các dấu hiệu ban đầu của việc tái phát trầm cảm. Dự phòng tái phát là vấn đề thiết yếu với nhóm người mắc trầm cảm, gia đình họ, các dịch vụ sức khỏe tâm thần và cộng đồng lớn hơn. Nhận ra các dấu hiệu ban đầu của rối loạn tái phát và đáp ứng bằng trị liệu phù hợp đòi hỏi khả năng phát hiện siêu tuyệt. Trong khi nhiều vấn đề liên quan đến các can thiệp ban đầu cũng tương thích với dự phòng tái phát, tỷ như khả năng các yếu tố khá khác nhau có thể ảnh hưởng tới sự tái phát và diễn ra lại của một rối loạn hơn ảnh hưởng do sự tấn công kịch phát của chính rối loạn.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top