Xung đột, hòa giải và tham vấn tâm lý

Tiến trình hòa giải hiệu quả được xem là phương tiện để giải quyết các tranh cãi giữa hai hoặc nhiều bên hơn vốn muốn đạt tới một dự tính thỏa mãn. Nhà chuyên môn sức khỏe tâm thần trong tiến trình này giữ vai trò ‘trung gian hòa giải’ thông qua việc hỗ trợ các bên đang xung đột tập trung vào vấn đề ảnh hưởng qua lại, thảo luận các cách xử lý khả thể rồi đi đến nhất trí một giải pháp. Người trung gian hòa giải có thể quen làm trong bất kỳ tình huống có hai hoặc nhiều bên hơn đang bất đồng không có khả năng giải quyết các mối quan tâm về phía họ. Trung gian hòa giải thường ứng dụng như lối thay thế hoặc như một phần trên tiến trình tranh tụng tòa án.

Trung gian hòa giải trong tham vấn tâm lý là tiến trình mà nhà tham vấn giữ vai trò “người hòa giải’ thông qua việc trợ giúp các bên đang bất đồng nhắm vào vấn đề liên quan, thảo luận các cách khả thể rồi đi đến thống nhất một giải pháp.

Trung gian hòa giải đòi hỏi sự thân tín, tuy thế với một số hoàn cảnh nhất định, một người hòa giải/ nhà tham vấn tâm lý có thể buộc phải tiết lộ thông tin khi:

  • Có một luật quy định sẵn đòi hỏi người hòa giải báo cáo thông tin, tỷ dụ như việc lạm dụng trẻ em;
  • Người hòa giải tin cần thiết tiết lộ thông tin nhằm ngăn chặn tổn thương thể lý hoặc nguy cơ chết người;
  • Tư cách của người hòa giải là đáng ngờ;
  • Các bên liên quan đến vụ việc được phép công bố thông tin.

Nói chung, không hề các quy tắc bất ngoại lệ mà người hòa giải dùng khi gặp gỡ các bên, cá nhân người hòa giải dựa vào trải nghiệm cá nhân, kỹ năng và trình độ đào tạo để thực hiện và dẫn dắt các bên hướng tới sự thỏa thuận với nhau.

Khi nào dùng hòa giải?

Hòa giải có thể dùng trong bất kỳ tình huống nào có hai hoặc hơn nhiều bên đang bất đồng đến độ không có khả năng giải quyết ổn thỏa vấn đề riêng liên quan. Hòa giải thường là cách thay thế hoặc như một phần của tiến trình tranh tụng tòa án (ví dụ, các vấn đề luật hôn nhân- gia đình, luật lao động).

Các giai đoạn xung đột

Có thể xem xét xung đột qua 4 giai đoạn (hòa hợp, không ưng ý, xung đột và chiến sự) mà các cá nhân thường dính mắc hoặc hay quen trải qua. Hiển nhiên, bốn giai đoạn có thể không gợi nhiều tới chuyện đủ gây nên xung đột, tuy thế nhiều điều xảy ra cùng các giai đoạn này làm nên xung đột và thậm chí còn tạo cả giai đoạn chiến tranh.

Bốn giai đoạn của tiến trình xung đột nêu trên nguyên được phát triển từ việc xây dựng đội nhóm, song thực tế chúng cũng thích ứng để dùng cho công tác hòa giải.

  1. Giai đoạn 1: HÒA HỢP. Đây là giai đoạn hai hoặc nhiều bên hơn đang đạt đến mức độ vui vẻ và thành công nhất trong quan hệ. Xung đột được giải quyết hoàn toàn tích cực và đấy là mục tiêu của hòa giải (dù điều này không nhất thiết luôn luôn là điều hòa giải nhắm tới).
  2. Giai đoạn 2: KHÔNG ƯNG Ý. Giai đoạn này cho thấy trạng thái vui vẻ, sung sướng của các bên liên quan suy giảm. Có cảm nhận khó chịu và mọi thứ không ổn thỏa. Nhiều vấn đề và khó khăn, rắc rối ngày càng làm họ khốn khổ mà vẫn chưa được giải quyết. Các cá nhân, vì lý do nào đó, không có khả năng bộc lộ và lên tiếng về các bất mãn riêng. Dễ chừng còn gây nên cảm giác bất đắc dĩ ngập tràn trước tình huống “thuyền va phải đá ngầm”.  Các cá nhân có thể bắt đầu thay đổi các mẫu ứng xử, hành vi quen thuộc lâu nay.
  3. Giai đoạn 3: XUNG ĐỘT. Đây là giai đoạn các vấn đề cần được nhấn mạnh, định dạng rõ ràng. Là điểm mà điều gì đó cần hoàn tất và tình huống không thể lờ đi được nữa. Hoài giải là lựa chọn tối ưu cho giai đoạn này.
  4. Giai đoạn 4: CHIẾN SỰ. Đây là giai đoạn đổ vỡ, đứt gãy trong truyền thông và với một số trường hợp cực đoan, các cá nhân có thể dẫn đến bạo lực và xung hấn. Tình huống này có thể được ngăn ngừa trước thông qua hòa giải hiệu quả. Nên lưu ý rằng không phải mọi xung đột ở giai đoạn này đều tồi tệ. Xung đột có thể khuyến khích sự sáng tạo và gợi cảm hứng cho nhiều ý tưởng mới mẻ; nó có thể ngăn ngừa tình trạng vô cảm và trì trệ. Tuy vậy, với các khối bộ riêng có mà nó để lại, xung đột có thể leo thang tăng lên thêm đến điểm hết sức nan giải: chiến sự.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top