Trị liệu và tiêu chí chẩn đoán các rối loạn tâm thần

Cả khi tiếp xúc mặt đối mặt lẫn trong thực hành trực tuyến trên mạng, cá nhân tôi chẳng hề nghĩ mình luôn luôn nên đối xử với thân chủ thông qua những biểu lộ của một hoặc nhiều các rối loạn tâm thần nhất thiết cần phải khít khớp với cách tiếp cận y khoa bệnh lý.

Không ai chỉ thuần là trường hợp của rối loạn lưỡng cực hoặc chán ăn tâm thần, một dạng ám ảnh- cưỡng bức, hoặc người mắc tâm thần phân liệt paranoia. Theo quan điểm riêng, các phân loại chẩn đoán chính thức nắm giữ vài giá trị của thông tin mang tính bối cảnh, nhưng chúng đóng vai trò ít nhiều quan trọng hơn là các hoàn cảnh đặc thù của ai đó. Nếu là thân chủ, điều trước tiên và hầu như bạn chính là cá nhân duy nhất, đặc biệt. Mang kèm theo bất kỳ nhãn mác chẩn đoán nào không nói với tôi nhiều nhất có thể về bạn và trải nghiệm bạn khả dĩ… Nó chắc chắn không kể cho tôi nghe những gì bạn ‘cần’ như ‘điều trị’ (treatment).

Dẫu sao, trải nghiệm riêng tư khi làm việc với các thân chủ từng nhận các chẩn đoán tâm thần chính thống từ các chuyên gia khác, tôi thường nhận thấy các thân chủ của mình cảm nhận là họ thiếu thông tin thích đáng mà các nhãn mác chẩn đoán kiểu đấy đích thị thể hiện ý nghĩa.

Bài này nhắm mục đích cung cấp các sự kiện cơ bản liên quan các nhãn mác chẩn đoán khác nhau ấy. Lưu ý, thông tin chẩn đoán cung cấp ở đây chỉ phục vụ các mục tiêu giáo dục và không thể thay thế lời khuyên việc dặn của một chuyên gia sức khỏe tâm thần đủ tư cách hành nghề tác nghiệp.

Dưới mô hình y khoa quen thuộc đối với đa số các nước phương Tây, khái niệm ‘chẩn đoán’ (diagnosis) hay nhắm chỉ việc định dạng bản chất và nguyên nhân của một bệnh lý, vết thương hoặc lệch lạc khác khỏi chức năng vận hành bình thường. Các đánh giá đặc trưng, trực tiếp về mặt thể lý được tiến hành nhằm thu hẹp các nguyên nhân khả thể (chẩn đoán phân biệt) giúp lý giải các triệu chứng (symptoms) quan sát thấy bởi vị bác sĩ hoặc nhờ bệnh nhân báo cáo, kể lại. Căn cốt, điều này nghĩa là một chẩn đoán y khoa không thuần túy chỉ là tập hợp các triệu chứng; một chẩn đoán y khoa thêm thông tin mới vào bức tranh lâm sàng mà nó không chắc xứng hợp từ việc gom góp các triệu chứng đặt sẵn rồi. Nó thêm thông tin mới về tính nhân quả, việc điều trị, tiên lượng bệnh lý, các biến chứng xảy đến, và phức tạp hơn nữa…

Giờ bàn tới các rối loạn tâm thần. Việc ‘chẩn đoán’ được làm rõ cùng sự hiện diện hoặc vắng bóng các triệu chứng đã quy định. Không như trường hợp các dạng tiểu đường, ví dụ vậy, không có test đường huyết đơn giản nào cho rối loạn trầm cảm hoặc chán ăn tâm thần hay rối loạn tâm thần khác. Tự định nghĩa, để mắc trầm cảm thì không phải có các dấu hiệu nào đó về mặt cơ thể; theo định nghĩa, mắc trầm cảm là chuyện ai đó trải nghiệm rất đặc trưng thông qua các mô tả tập hợp triệu chứng cụ thể (cũng thế, các test tầm soát trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần khác chỉ đếm kiểm một loạt các triệu chứng). Vậy một ‘chẩn đoán’ rối loạn lưỡng cực, chẳng hạn, không nói với ta điều gì mới mẻ, vượt qua và vươn ra khỏi sự hiện diện của các triệu chứng đặc thù được định sẵn trong danh sách. Đối lập, một chẩn đoán các dạng tiểu đường hoặc cường tuyến giáp cho ta biết một cái lớn lao hơn là tập hợp các triệu chứng có thể được bệnh nhân trải nghiệm.

Ý cuối, các chẩn đoán tâm thần là rỗng không về mặt lý giải, vì thế, chúng đặt để rất đúng đắn trong một lĩnh vực cực kỳ khác biệt của khoa học hơn là chẩn đoán ‘thực’ (y khoa phương Tây). Chúng có thể giúp thân chủ (và nhà trị liệu) hiểu biết bối cảnh, và chúng đưa ra các chỉ báo phù hợp mang ý nghĩa thống kê về việc có thể sử dụng các điều trị bằng thuốc, song chúng không hề giống các tiêu chí chẩn đoán chuẩn mực của y khoa phương Tây.

Nhân tiện, mời tham khảo thêm quan niệm ‘chẩn đoán’ theo cách tiếp cận của Con người- Trọng tâm trị liệu (person-centered therapy).

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top