Nước mắt lưng tròng vì lòng con sợ mẹ chết quá chừng

Một người con luôn cảm thấy đau đớn vì không ngừng nghĩ mẹ mình có thể ra đi bất kỳ lúc nào. Bà mẹ hiện không ốm bệnh gì, nên chính người con không biết tại sao mình lại cảm nhận như vậy; nếu mẹ qua đời thì người con sẽ cảm thấy mình khó sống nổi thảm họa này.

Người con cho biết yêu mẹ rất nhiều. Không có từ nào mô tả được, và biết rằng việc mẹ mình không hạnh phúc trong đời khiến người con cảm thấy quá ư tồi tệ. Tất cả mọi công việc nặng nhọc người con đang làm là vì mẹ, không phải vì bản thân. Người con muốn mẹ hạnh phúc, muốn chấm dứt mọi điều đang diễn ra làm mẹ buồn.

Người con hỏi làm cách nào để thoát khỏi ý nghĩ hoặc cảm xúc về chuyện mẹ mình đang sắp chết. Đêm người con mất ngủ.

… Khi vinh danh lòng hiếu thảo của người con đối với mẹ mình, dễ cảm thấy là mối gắn bó ấy quá chừng mãnh liệt, đến độ có thể thừa sức làm cho chính người con ngã bệnh, ốm đau. Một mối dây bền chặt với người khác là điều tốt đẹp song nếu quan hệ thu hút hết mức quyền lực thì nó trở nên không còn lành mạnh. Nói khác, đấy là  sự dính mắc.

Gọi là dính mắc khi hai người hoặc nhiều hơn (thường gồm cả toàn bộ gia đình) phụ thuộc và xoắn vào nhau thái quá. Khi một người khó chịu, mọi người khó chịu. Những gì một người muốn, mọi người muốn. Các nhu cầu và cảm xúc cá nhân bị đánh mất; vì thế, người trong tình trạng dính mắc thấy thật khó nói lời từ chối hoặc cân nhắc tới các ao ước riêng của bản thân.

Thật hay khi tích hợp các nhu cầu và ước muốn của người khác vào đời mình song cái giá đánh đổi cho điều đó không thể là sự mất đi cuộc sống riêng. Cả hai đều đến và đi khỏi thế giới một mình, vì thế người duy nhất hiện diện nơi đó với toàn bộ đời mình là chính bản thân ta. Nên chi, chúng ta hết sức cần biết chắc mình luôn chăm lo, bảo bọc dọc dài cuộc đời chính mình. Không may, nghe như thể người con đang rung chuông báo động những gì vốn nhẽ ra là của riêng– công việc nặng nhọc, hạnh phúc– đang thuộc về người mẹ, và thân xác người ta có lẽ cũng đang nói rằng nó chịu áp lực ghê gớm.

Không ai biết khi nào thì bố mẹ mình qua đời, song chúng ta có thể đảm bảo rằng một ngày rồi họ sẽ tạ thế. Nếu tự nhiên diễn tiến theo kế hoạch định sẵn, bố mẹ chúng ta sẽ chết trước khi chúng ta mong đợi thì đấy không nên xem là ‘thảm họa’; nó là trật tự sắp bày của mọi sự, và nếu bộ mẹ hoàn thành bổn phận, con cái họ có thể bước tiếp mà không có mặt các bậc sinh thành nữa.

Một trong những công việc chúng ta ứng xử như bố mẹ là chuẩn bị con cái mình vào đời rồi để mặc chúng tự quyết. Không rõ người mẹ đã gắng làm điều đó, nếu chưa, tự thân chính người con có thể cần tiến hành. Trong khi người mẹ có thể trợ giúp, bà không thể là thế giới của người con. Do vậy, đặt để ranh giới giữa mẹ và con có thể rất hữu ích.

Các ranh giới cá nhân là các quyết định mình tạo ra điểm bản thân dừng và nơi người khác khởi sự. Điều duy nhất bất kỳ ai trong chúng ta có thể kiểm soát được là hành vi của bản thân, vì vậy các ranh giới là cách thức mình đáp ứng với những người khác. Ví dụ, trong các quan hệ dính mắc, người ta thường mong đợi kẻ khác cảm nhận điều họ đang cảm nhận. Họ không nắm giữ chắc chắn các cảm xúc riêng mà để kẻ khác xử lý giúp. Một ranh giới nên là mình kiểm soát cảm xúc bản thân đồng thời mong người khác cũng quản lý chính họ; nói khác, mình chịu trách nhiệm hạnh phúc chính mình và để mẹ mình kiểm soát cuộc đời riêng của bà.

Rất nhiều sách vở viết về ranh giới sẵn có để tham khảo; nếu không cảm thấy đủ, người con có thể nghĩ tới việc kiếm tìm sự trợ giúp chuyên môn. Các nhà trị liệu gia đình đặc biệt rất giỏi trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến việc xâm phạm ranh giới và có thể trợ giúp người ta sửa chữa ranh giới tồn tại bấy lâu. Khi người con có thể học cách tách bản thân khỏi mẹ mình một cách lành mạnh, viễn tượng về cái chết của người mẹ, dù vẫn buồn đau, sẽ không thể phá hủy đời sống của người con được.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top