Tha nhân – trọng tâm trị liệu: một cách tiếp cận thú vị khác

Thường các nhà trị liệu tâm lý rất đặc trưng trong cách làm việc với lối hỏi “nhưng giờ thì chị cảm thấy thế nào?” Song thay vì quấy rầy thân chủ khỏi câu chuyện của họ về thế giới như thế, chính người theo cách tiếp cận tha nhân- trọng tâm (Other- Centred) lắng nghe hết sức cẩn thận rồi đặt câu hỏi trái ngược về đối tác có hành vi khiến thân chủ đang phàn nàn: “nhưng điều gì mà anh ấy thích?”

Một cách ngắn gọn, cách tiếp cận này phản ánh sự dấn thân đầy ý thức với những người khác, gồm cả các quan hệ con người và tiếp xúc của chúng ta với môi trường xung quanh; là kiểu trị liệu sinh thái (ecotherapy), nó đưa các công việc trị liệu ra ngoài trời và kết nối vởi cả các loại hình nghệ thuật sáng tạo cũng như mối quan tâm xã hội.

Cụ thể hơn, phương pháp tha nhân- trọng tâm thể hiện sự khám phá tri nhận đã điều kiện hóa sẵn rồi và tái lượng giá về các mẫu hình chú ý và hành vi. Những chuyển đổi tri nhận như thế dẫn tới thay đổi tâm lý cá nhân người ta như sự định dạng thích ứng với các điều kiện mới. Phương pháp tích hợp, một mặt thẩm tra các động năng của trải nghiệm, và mặt khác, truy vấn tính xác thực của hiện thể đang tri nhận. Toàn bộ công việc diễn ra bên trong khung đạo đức, sự chú ý hợp trội, tính thấu cảm và các kỹ năng tỉnh thức (mindfulness skills).

Với bài trinh bày tại Hội thảo (2012) của mình, tác giả Caroline Brazier đã thể hiện sáng rõ cách tiếp cận trị liệu rất khác vừa nêu. Theo đó, Brazier làm nổi bật sự cân bằng giữa phát hiện cá nhân, với kết nối thể lý và các bài tập chú ý cũng như các câu hỏi giúp tri nhận dễ dàng hơn, đi kèm khung lý thuyết dựa trên cách tiếp cận của Carl Rogers, các truyền thống nhân văn- hiện sinh và con người- trọng tâm, đề cao mối quan hệ và thấu cảm như các yếu tố chính yếu quyết định trị liệu thành công, và nhà tham vấn từ căn bản tương tự dường như đạt được giá trị tối ưu khởi đi bởi các trực giác mới mẻ…; khi nền tảng được đặt để rồi, trong dạng thức nhân cách và biểu đạt thành niềm tin cá nhân, chúng ta tiến tới ‘tâm lý học Phật giáo’ với khái niệm cốt lõi là các ‘quan hệ đối vật’.

‘Định dạng quan hệ đối vật’ trong ý nghĩa tâm lý học Phật giáo hơn là cảm nhận của Phân tâm, khái niệm này biểu đạt việc “tâm trí bị điều kiện hóa bởi đối vật của sự chú ý”. Và đối vật chúng ta đang chú tâm vào (bất kỳ con người, đồ vật, trải nghiệm gì) thì không nhiều ít, hơn kém chi so với đối vật được tri nhận. Chún ta mong đợi thấy thứ gì, chúng ta thấy thứ đó, và khi thấy thứ đó rồi thì mình lại càng mong thấy nó hơn, và vì thế bị mắc kẹt. Vòng tròn tự củng cố của mong đợi và phản ứng hàm nghĩa chúng ta xây dựng xung quanh mình một bức tường tâm lý nhằm giữ cho bản thân thoát khỏi những điều mình sợ hãi và kháng cự. Và do cuộc đời vốn không dự đoán nổi, có đầy rẫy nỗi sợ hãi và vô vàn kháng cự. Chúng ta bắt đầu dựa cậy, mời gọi cấu trúc tâm thần hoặc phòng vệ này, cái gọi là ‘của tôi’: một định dạng được tạo dựng bao quanh các thói quen chúng ta thiết lập để giúp mình khỏi nhọc trí, bảo bọc bản thân, hoặc lập tức lãng quên luôn.

Sự tạo tác thế giới này, thế giới của chúng ta, hoặc ‘của tôi’, gồm nhiều đối vật khác nhau (người, các trải nghiệm) để nâng đỡ cảm nhận của mình về cái tôi và về thực tế cũng như độ an toàn của các thế giới do mình tạo tác. Chúng ta kiếm tìm các đồ vật và con người hỗ trợ phương cách mình đang muốn nhìn thấy (có thể chúng ta chỉ chọn những ai tán đồng với mình, hoặc có thể mọi người là kẻ thù). Đây là mẫu hình khá quen thuộc trong trị liệu và trong tài liệu tâm lý học, ví dụ, người bị lạm dụng thường duy trì các quan hệ mới và những gì họ thu được càng giống như trước; tựa điệp khúc, ‘làm sao tôi có thể thoát khỏi mẫu hình đó đây?’

Câu trả lời Brazier đưa ra: tập trung chú ý sâu xa vào các đối vật mà ta tri nhận như trạng thái có ý nghĩa đối với bản thân và cách nó điều kiện hóa lối mình suy nghĩ và cảm nhận. Brazier hướng chúng tới thuật ngữ Phật giáo gọi là ‘sắc’ (rupa). Từ này không chỉ mang nghĩa ‘các đối vật được tri nhận’ mà còn trỏ điều gì đó mà quyền lực của nó gây phấn khích và thu hút sự chú ý của chúng ta; có thể gọi nó là một ‘nút bấm’, ‘cú lẩy cò’, hoặc chủ đề quán xuyến khởi lên trong đời chúng ta lặp đi lặp lại, hết lần này đến lần khác.

Nhà trị liệu chú ý tới các rupas, làm bộc lộ chúng ra rồi khám phá sức mạnh của chúng. Các chiến lược khác biệt từ việc thổi phồng ‘phẩm chất rupa’ của đối tượng cho đến việc tạo nên được khoảng cách tách biệt khỏi nó, để tái dựng lại nó khác đi với đầy đủ chi tiết liên quan, trong phòng trị liệu…

Dĩ nhiên, một rupa có thể tương đối khủng khiếp vì thế cần có một sự đánh giá sâu sát về cách thức làm sao giúp thân chủ tương tác với khoảng cách an toàn, làm sao giải quyết với các hồi tưởng, và sang chấn, tạo ra các kỹ thuật nền tảng cũng như cảm nhận về sự nương tựa.

Từ những kỹ thuật dùng tâm kịch (psychodrama) với chiếc ghế trống, các đối vật có thể xem là các mỏ neo, ký ức, hoặc thành phần của tiến trình tạc tượng (sculpting), Brazier tiến tới thảo luận về “tỉnh thức” (mindfulness) với lưu ý rằng, trong khi sử dụng nó như kỹ thuật nhằm nắm bắt những gì đang diễn ra hiện tại với từng khoảnh khắc thì bà còn dùng thuật ngữ này để chỉ việc có một mối quan hệ đáng tôn trọng với thực tế, tưởng thưởng sự khác biệt của nó, và sự kiện là nó không hề diễn ra dưới sự kiểm soát của chúng ta hoặc vận hành theo ước muốn của chúng ta. Đây là điều nhắc nhở cần cởi mở với những người khác và không nên xoắn bện thực tế khớp khít với cảm nhận riêng của chúng ta về bản ngã, dù nó tích cực hoặc tiêu cực đi nữa; nó cũng nhắc nhở về chiều kích tâm linh và tính thiêng, ngay cả khi những thứ này không nên mang vào quá đặc thù trong quan hệ trị liệu.

Như thế, đối lập khá dữ dội với các nhà trị liệu khác, người tiếp cận theo phương pháp tha nhân- trọng tâm đi sâu vào các câu chuyện của thân chủ rồi xem xét chúng mang ý nghĩa ra sao với thân chủ, nhắm vào các cảm xúc và định dạng chúng như là cái làm tăng thêm vấn đề hơn là giúp ích cho thân chủ… Brazier hướng tới quan điểm là một người lành mạnh khi họ dấn thân trọn vẹn vào những gì họ đang tiến hành hoặc với người mà họ đang quan hệ, hơn là khi họ quan sát một cách có ý thức các trải nghiệm của bản thân; với cách nghĩ ấy, bà cân nhắc về vai trò của trị liệu: liệu nó đáng giá so với việc cải thiện các điều kiện vật chất trong đời sống của con người ta, để được tiếp xúc với những ai quanh mình, hoặc làm việc cho sự tồn tại mãi mãi của hành tinh, hơn là đơn giản ngồi trong phòng trị liệu để phân tích các cảm xúc của mình với một người lạ?

Kết luận rút ra là một sự mời gọi cân bằng, cho một kiểu trị liệu có nền tảng vững chắc và yếu tính của nó cởi mở với những người khác, không xem trị liệu như cái gì đặc biệt tự thân mà chỉ là một phần khác tích cực, hữu dụng của thế giới liên thuộc của chúng ta. Thân chủ cũng cởi bỏ khỏi thái độ tương tự về những gì tiền định sẽ được khám phá và vui thú…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top