Sự thật khá kỳ cục, các rào cản lớn nhất để làm cho việc marketing trở nên thiếu hữu hiệu đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tư nhân thực tế lại không dính dáng nhiều đến tự thân chuyện tiếp thị, hoặc chẳng liên quan bao nhiêu với việc cạnh tranh cả.
- các vấn đề thực tế, liên quan đến chuyện thật ở đời
- các vấn đề triết lý, liên quan đến chuyện gì được cho là ‘đúng đắn’
Các vấn đề thực tế thì dễ làm rõ bởi vì chúng phụ thuộc vào cách cuộc đời vốn đích thị như nào. Các vấn đề triết lý thì thú vị hơn và phụ thuộc vào quan điểm cá nhân người ta, nghề nghiệp và đời sống của chính họ.
Một ví dụ cho vấn đề thực tế là không ít người tin rằng (đúng hoặc sai) là cơ quan, văn phòng, trung tâm chuyên nghiệp đáng kính của họ cấm bất kỳ hoạt động marketing hoặc quảng cáo nào. Không thực sự có cuộc tranh luận gì với loại vấn đề này. Đó thuần là chuyện kiểm nghiệm để biết thật, giả ra sao: chính xác thì chính sách của các đơn vị là gì? Ngay cả thế, nếu mình tin mình bị ngăn cấm không được làm điều gì đó thì bản thân sẽ ít thích thú tiến hành gì vụ đó.
Ví dụ không hoàn toàn là vấn đề đơn giản song vẫn khá sát hợp với sự tinh tế có tính triết học hoặc dính dáng tới tầm nhìn cá nhân ở đời: một số người cho rằng marketing là tương tự với quảng cáo. Nếu nghĩ vậy thì cũng hay vì chứng tỏ công ty của mình tốt. Thực tế không khó đoán, nhiều tài liệu bìa ngoài là về marketing song trong ruột đầy tràn các lời khuyên về quảng cáo. Kỳ thực, quảng cáo chỉ là một phần của marketing, phần rất đặc biệt về các cách thức truyền đi một thông điệp marketing cụ thể, thường nhắm tới khách hàng tiềm năng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Bắt chước kiểu nói của dân marketing, đó là phần từ trong ra ngoài (inside-out), tức lan truyền thông tin, hơn là phần từ ngoài vào trong (outside-in), tức lắng nghe và nắm bắt nhu cầu khách hàng rồi thích ứng để thỏa mãn họ. Ở đây, lần nữa, nếu mình vốn tin rằng marketing và quảng cáo là như nhau, mình biết (tỷ dụ thế) là mình không thích quảng cáo thì rồi mình có thể không nhất thiết được khuyên can đừng làm bất kỳ hoạt động marketing nào (!)
Từ mối quan hệ giữa các vấn đề thực tế và marketing vừa nêu, nảy sinh các câu hỏi về marketing. Hấp dẫn hơn nhiều so với hai ví dụ chán ngán bên trên, là vấn đề làm cách nào mà mình, như một cá nhân hành nghề, nhìn nhận marketing và vị trí của nó trong tập hợp các suy tư lẫn cảm xúc về công việc, về thân chủ, về đời sống rộng lớn hơn bên ngoài công việc chuyên môn, và về vai trò của bản thân trong sự chuyển đổi thương mại gồm thời gian và công sức bỏ ra để thu lại tiền bạc, lời lãi. Các vấn đề này đa phần phát sinh từ quan điểm của mình về bản thân và về chuyện đâu là con đường, cách thức đúng đắn hơn là thuộc vấn đề của thế giới thực tế thường nhật.
Khi lọ mọ tìm hiểu vấn đề marketing trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, tôi nhận thấy đó chính là câu chuyện phản ánh vị thế độc sáng của người làm chuyên môn.
Rất thường, các vấn đề ấy gợi cả lố lo lắng khó chịu, bất định, lảng tránh, đôi lúc còn là ước muốn ‘tuyên bố quan điểm’ dứt khoát của bản thân về chiều kích thế này, thế khác… Song bất luận phản ứng ra sao, thậm chí chỉ cần khởi sự cân nhắc các vấn đề đã nêu là đã tạo nên một sự bắt đầu quan trọng hướng tới việc hiểu biết tốt hơn cách nhìn nhận thực tế không thể chối bỏ liên quan đến nghề nghiệp chuyên môn của bản thân.
Nhờ phản ánh quan điểm cá nhân về marketing và một số khái niệm liên quan cận kề mà mình có thể dần nhận ra các sức mạnh tiềm tàng trong marketing, điểm yếu chết người, và một số lĩnh vực hoặc mối quan tâm mình muốn lờ đi. Và quan trọng nhất, mình có thể vượt qua bất kỳ rào cản ngăn trở không cần thiết để marketing thành công, những rào cản có thể dựa trên điều mình không thực sự nghĩ một cách cụ thể trước đây hoặc chỉ đơn giản là do thiếu thông tin mà thôi.
Bởi việc tiếp tục kiên trì khám phá, nghi vấn, kiểm nghiệm, thử giả định, và phản ánh mà tôi tin mình có thể dần hiểu biết tốt hơn lên về người bạn đồng minh tốt nhất trong công việc marketing.
Cả thực tế lẫn lý thuyết đều chứng tỏ rằng nắm bắt cơ bản về marketing sẽ giúp mình khớp nối với những người khác (thân chủ tiềm năng, người sử dụng lao động, v.v…) về những giá trị nào mà dịch vụ của mình đem lại cho họ, và cả việc hiểu biết điều gì đó thuộc cảnh quan cạnh tranh bên trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần đặc thù mà mình thao tác.
Như thế, lợi lạc đầu tiên nhờ hiểu biết cơ bản marketing là sẽ giúp mình tiến hành hòa hợp với các nhóm khác nhau, cả khách hàng tiềm năng hoặc các nhà quản lý, ông bà chủ cơ quan, đơn vị liên quan: tại sao họ nên quan tâm, dù bé tí thôi, những gì mình có thể làm được cho họ.
Vi tế hơn chút, căn bản marketing sẽ giúp mình kết nối với các nhóm người đánh giá cao dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu của họ. Rốt ráo, không có hiểu biết về giá trị mình sẽ cung cấp, tại sao một thân chủ hoặc người quản lý nào đó phải sử dụng dịch vụ của bên mình?
Để khớp nối thông điệp giá trị này đòi hỏi:
- hiểu biết các nhu cầu của người khác thực sự là gì,
- cần thiết thích ứng đến độ mình có thể thỏa mãn các nhu cầu đó, và
- giao lưu, truyền thông từ viễn tượng của họ để giá trị trong dịch vụ của mình làm sao thỏa mãn các nhu cầu họ mong muốn.
Thưc tế thì không phải vấn đề truyền thông và hiểu biết là câu chuyện dễ dàng tinh thông đối với những ai hành nghề dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần? Tuy có thể đúng thế thật, song tin xấu là không nhiều người hành nghề giỏi giang việc áp dụng trực tiếp các kỹ năng họ sở đắc trong chuyên môn vào nhiệm vụ marketing.
Rõ ràng dễ thấy là nhờ áp dụng các kỹ năng nhằm chuyển tải thông điệp giá trị trong công việc đang theo đuổi, mình sẽ sửa soạn tốt hơn để:
- bước vào hành nghề tư nhân,
- có nhiều thân chủ hơn trong công việc đang làm, hoặc
- kết thúc các nghiên cứu rồi tìm ra phân khúc thị trường phù hợp với chuyên môn.
Lợi lạc thứ hai nhờ hiểu biết căn bản marketing là nó sẽ giúp mình hiểu biết bối cảnh cạnh tranh bên trong lĩnh vực chuyên ngành mình theo đuổi rồi định vị bản thân hoặc công việc phù hợp bối cảnh đó. Đây là chiến lược thị trường, nó suy cho cùng là áp dụng hiểu biết marketing cơ bản để nâng cao và hướng đích ‘giá trị đề nghị’ của bản thân, ví dụ, khớp nối giá trị mình cung cấp, đối với một lượng khách hàng lĩnh hội được và sẵn sàng chi trả cho giá trị mình cung cấp.