Stress, trí nhớ có vấn đề, hay trạng thái phân ly?

Suốt một ngày dài bình thường làm việc miệt mài, chúng ta tham gia cả đống các hoạt động và dấn mình cùng vô vàn suy nghĩ; hầu hết chúng khá nhỏ nhặt, quen thuộc đến độ bộ não không nhất thiết ghi nhận thật chính xác. Vào lúc kết thúc và đóng cửa văn phòng, bao nhiêu công tắc mình bật tắt? Mấy người ta chào hỏi ở nơi giao dịch công cộng?

Cảm thấy thời gian trôi quá nhanh và đôi lúc, ngồi hồi tưởng cũng khó hình dung rõ ràng… Trải nghiệm đang cảm nhận là bình thường. Năng lực của người khác nhắc nhở làm đào sâu các ký ức trong ngày cũng bình thường. Tỷ dụ, chúng ta chắc không thể nhớ tất cả tên tuổi những ai mình đã chuyện trò ngày đó, song nếu có người nhắc về lần gặp gỡ với họ, não bộ dễ gợi lại dịp tiếp xúc…

Song nếu mình cảm thấy cao hơn mức độ trung bình các khó khăn với vấn đề hồi nhớ, stress có thể là thủ phạm, chẳng phải rối loạn định dạng phân ly. Stress có tác động vào hóa sinh của não bộ, ảnh hưởng đến các chức năng chú ý và trí nhớ. Người mắc trong tình huống và môi trường stress hay thấy thổ lộ những chuyện liên quan cả việc chú ý lẫn hồi nhớ ký ức. Khi stress, bộ não vận hành rất nhanh và dính líu sâu xa với các sự vụ stress đến độ không ghi nhận tốt các sự kiện thông thường. Một bộ não bị stress cũng không giám sát ổn thỏa các hoạt động, làm nảy sinh sự quên lãng và cảm nhận mình đang rơi vào trạng thái ‘đãng trí’: quên chìa khóa nhà, không tìm thấy cốc café hay uống, đánh mất USB, v.v…

Phân ly (dissociation) thuộc vô thức và nói chung là tình huống không dự kiến làm đứt gãy, ngắt quãng sự kết nối bình thường giữa các suy tư, ký ức, cảm xúc, hành động hoặc cảm nhận về bản dạng cá nhân. Một số, chắc chắn không phải tất cả, ví dụ về phân ly có liên quan đến các giai đoạn mất trí nhớ (amnesia). Dù người ta trải nghiệm các trạng thái phân ly với nhiều dạng kiểu khác nhau song thường có tiền sử việc bị lạm dụng sâu sắc hoặc/ và gặp sang chấn; các tình huống và tác nhân gây stress khác có thể cũng đào sâu các giai đoạn phân ly.

Phân ly cơ bản có thể được xem như một cơ chế phòng vệ nguyên thủy chống kháng với nỗi đau đớn cảm xúc. Dù nó có thể hiệu quả đặc biệt trong việc cung cấp vài ba lượng định tách biệt nhằm kháng cự với sang chấn trong ngắn hạn, nó tự thân là vấn đề đáng lo khi lạm dụng thái quá như cách để ai đó cách ly mình khỏi nỗi đau đớn cảm xúc, và nó còn có thể đặt để nhiều vấn đề buộc cá nhân nỗ lực học hỏi đặng hiểu biết phương thức đương đầu với các stress đời sống và công việc xảy đến vào các thời điểm khó khăn trong các quan hệ liên nhân cách.

Một số biểu hiện phân ly hay gặp như quên bẵng thời gian, không nhớ về sự kiện, cảm giác tan rã nhân cách và mất đi cảm nhận bình thường về cái tôi có thể gây phiền nhiễu cho chính bản thân đối tượng trải nghiệm.

Phơi lộ và làm việc thông qua các xung đột cảm xúc chưa được giải quyết là những gì trị liệu tâm lý quan tâm nhắm đến. Song lắm lúc, đối diện và trải nghiệm lại các vấn đề gây stress vừa phải thôi cũng đủ kích hoạt các phòng vệ. Dù các cảm nhận và trải nghiệm là căng thẳng, phiền phức thì chúng không hề nguy hiểm và nên làm tiêu tan đúng lúc khi đương đầu rồi giải quyết với các tình huống gây sợ hãi. Nhịp điệu thích hợp là điều cần để tâm trong tiến trình phải đương đầu với các vấn đề nan giải, theo một cách thức không quá mức gây ra stress khủng khiếp cho thân chủ. Ghi chú các kiểu dạng stress xuất hiện lúc gợi lên các phản ứng phân ly là cách hay trong trợ giúp và xác lập các vấn đề cần thiết dành sự quan tâm nhất.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top