Những biểu hiện khó ngờ của trạng thái trầm cảm

Bạn có từng bao giờ lưu ý rằng sự tức giận chính là thành phần của trầm cảm?

Nhiều người chúng ta trải nghiệm trầm cảm ở một vài mức độ nọ kia. Chúng ta cảm thấy khó chịu và đôi lúc các cảm xúc vặn thắt thường kèm theo uất kết, kiểu tuyệt vọng và chán chường, hụt hẫng rồi rối rắm. Mình có thể lưu ý tới các triệu chứng khác của trầm cảm như thiếu sinh khí và động cơ, ngủ li bì, thôi hứng thú háo hức với những hoạt động vốn rất ưa thích. Cảm giác khoái sướng giảm sút thấy rõ và mình dễ nảy sinh trạng thái mắc kẹt và cảm giác tức giận, thậm chí cả khi chúng đúng là không phải thế đâu. Diễn giải lầm lạc về sự tức giận có thể làm trầm cảm thêm phần chịu đựng nặng nề hơn.

Tức giận thuộc phần tự nhiên trong hệ thống bảo vệ. Khi cảm thấy bị đe dọa, chúng ta thường có xu hướng chống lại, bỏ chạy, hoặc tê cứng. Khi tức giận thành một phương thức để bảo vệ chúng ta khỏi bị tổn thương thêm với các cảm xúc như là buồn đau, tội lỗi, tổn hại, hoặc sợ hãi thì trầm cảm sẽ tự hiện diện ở bề ngoài dưới hình tướng tức giận trong khi các cảm xúc mềm yếu hơn khởi động trò diễn bên dưới. Tức giận cũng lộ ra với nhiều dạng thức từ thiếu kiên nhẫn, buồn chán hoặc cường điệu khắp lên để cảm thấy điên cuồng hoặc sôi máu. Một số người bày tỏ tức giận thông qua việc đóng sập, người khác giàn giụa nước mắt, và ai đó thì dễ nhảy ùm ngay vào liền để giáp mặt, chạm trán luôn.Tất cả các biểu hiện ấy có thể thuộc về trầm cảm.

Tức giận có thể phá hủy như nào phụ thuộc vào mức độ và phản ứng đối với cảm xúc. Nếu mình giữ tức giận trong lòng, mình dễ trải nghiệm sự lạm dụng bản thân hơn hoặc các biểu hiện thể lý về sự tức giận. Nếu bùng phát ra ngoài, quăng ném tức giận vào những người khác, e các hậu quả tiêu cực càng tăng thêm. Chúng ta có thể dính dáng tới pháp luật, mất việc làm hoặc tàn phá quan hệ thiết yếu. Khi chúng ta văng khùng hoặc nổi điên không kiểm soát, chúng ta tạo ra sự hư mòn quá đáng và làm đổ vỡ các mối quan hệ; việc biểu đạt thụ động sự tức giận cũng gây nên tổn thất lớn.

Làm thế nào bắt đầu giải quyết cơn tức giận khi mình nhận ra tác động ghê gớm với đời sống đây? Các chương trình quản lý cơn giận, ví dụ, có thể đem lại phương thức tốt để bắt đầu vén lộ các vấn đề. Nhiều chương trình ngắn hơn có thể giúp khám phá về tức giận, tức khám phá nguồn nhiên liệu nuôi dưỡng tức giận. Cần tự hỏi mình, các cảm xúc nào đi cùng với sự tức giận? Điều gì xảy ra trong quá khứ tiếp nhiên liệu cho các cảm xúc này? Ở đâu chúng ta đang lạm dụng cơn giận thái quá thay cho biểu đạt các cảm xúc sâu xa hơn ẩn bên dưới?

Khi khởi sự khám phá tất cả các cơ chế nội tại, chúng ta học cách chịu đựng các cảm xúc riêng tư. Chịu đựng không giống với việc đè nén hoăc ấn tống xuống đáy; đó là đáp ứng hơn phản ứng, cùng cuộc đời. Khi cảm thấy cơn giận kịp thời, chúng ta có thể sàng giần thông qua mắc lưới cảm xúc rồi dễ dàng định dạng các cảm xúc bên dưới. Chúng ta có thể hiểu tiến trình cảm xúc, và truyền thông thật hiệu quả các nhu cầu bản thân.

Khi học hỏi để chịu đựng các cảm xúc, chúng ta có thể tự vấn bản thân vài ba câu hỏi:

  1. Cảm xúc nào đang ẩn dưới cơn giận hoặc sự thịnh nộ ngay lúc này?
  2.  Những gì tôi không muốn cảm thấy?
  3. Cơn giận này đang chuyển tải gì đến tôi đây?
  4. Có điều gì tôi cần cảm nhận, hành động, hay bỏ mặc nó rời đi?
  5. Có phải cơn giận đang gắng khôn ngoan bảo cho tôi biết về cuộc sống hoặc một tình huống?

Nhờ xúc tiến tìm hiểu và chú tâm nhìn vào bên trong, chúng ta có thể hạn chế, giảm bớt các phản ứng tức giận thông qua học hỏi về việc biểu đạt phù hợp nỗi niềm bất mãn, biết rõ những gì đang diễn ra trong lòng mình. Thấu hiểu sâu sắc bản thân không chỉ hạ thấp cơn giận và khiến đỡ khuây hẳn vì trầm cảm, nó còn đem tới cho chúng ta một sự phong nhiêu tốt lành mà bấy lâu có thể mình chưa từng phát hiện ra. Khi tiếp tục triển nở, học hỏi rồi thực hành các kỹ năng mới, chúng ta tạo nên ngày càng nhiều bình yên và sự thỏa mãn tràn đầy trong các mối quan hệ, giao dịch. Chúng ta trở nên con người hạnh phúc hơn, yên lặng, vững vàng và kết nối thân thiết cùng mọi người.

(còn tiếp)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top