Quan sát trong thiền tập

Ai từng trải qua khóa thiền Vipassana gần 12 ngày thảy đều có thể cảm nhận rõ ràng về vai trò của quan sát khi được đề nghị thực hành theo dõi: hơi thở vào ra bên trong khoang mũi, dùng tâm trí quét dọc ngang thân thể từ trên đỉnh đầu xuống dưới chân rồi vòng lại, chú ý tới khoảng tam giác bé xíu ngay dưới cánh mũi, v.v…

So sánh các kỹ thuật Phật giáo của việc quan sát (Vipassana) chúng ta có thể phân biệt cách tiếp cận khác nhau tạo nên nhiều điều đáng để suy ngẫm.

Đầu tiên, xác lập tự thân việc quan sát chỉ là ‘quan sát những gì hiện là’ trong giả định mọi thứ diễn bày trung tính. Các truyền thống khác nhau định rõ đây đơn giản là việc ‘nhìn vào những gì đang xảy đến’ mà không can thiệp, dính líu tới.

Để mặc khoảnh khắc mà độ tập trung có thể xảy đến hoặc không đạt tới được, trường phái tư duy đặc thù một cách truyền thống này tin rằng điều đó đủ cho việc “quan sát hết sức tỉnh thức”. Với họ, sự đói khát thường tương đương với nỗi thèm muốn, ước ao hoặc ghét bỏ trong các cảm xúc.

Cách tiếp cận thứ hai kế thừa mọi điều vừa nêu, tuy thế họ yêu cầu phương thức quan sát đầu tiên xét kỹ một điểm tinh tế và quan trọng: nếu chúng ta nhất trí, đối tượng quan sát của chúng ta là danh- sắc-và- hình- tướng cũng như ý thức và rằng chúng ràng buộc nhau bởi một dạng thức nọ kia sâu xa của trạng thái khát thèm, hơn là hàm ý mỗi một khoảnh khắc khi chúng ta trải nghiệm có ý thức khoảnh khắc của ‘tôi đang quan sát nơi đây’ và ‘có đối tượng được tôi quan sát’ thì chúng ta đã níu bám rồi. Chúng ta từng tán đồng bằng dạng thức nọ kia rằng cái bị/ được quan sát là của mình hoặc thuộc về chúng ta, tức là chúng ta đang đặt một quan hệ với nó. Do đó, chúng thách thức ta giá mà ‘chỉ để tự mình quan sát’ thì đã tóm lấy cái đầu con rắn chứ không phải hầu hết thời gian thiền tập trải nghiệm việc núm bắt đuôi hoặc thân con rắn. Vậy, dẫn tới việc thiền tập sẽ bao gồm hầu hết thời gian nắm bắt các suy tư, cảm xúc, tri giác, v.v… và không đủ tiêu chuẩn cho những gì Đức Phật biểu thị là ‘chú ý sắp sửa dẫn tới cội nguồn’ của trải nghiệm. Các trường phái Phật giáo truyền bá rộng rãi tuệ giác này thường hay giới thiệu một kỹ thuật chú ý để dừng tâm trí lập tức ngay khi bất kỳ nào khởi lên như “vô thường”, “đau đớn”, “trống rỗng”, v.v… Các nhãn mác này quen được dùng đặng miêu tả ngắn gọn là việc gọi tên tự thân trong dạng thức căn bản nhất của sự chú ý, nhằm dừng chẳng bao lâu sau khi tiến trình phát sinh mỗi một ấn tượng cảm giác được tâm trí ghi nhận. Ở đây, thiền giả cố gắng nắm bắt trải nghiệm cảm giác đang phơi lộ của con rắn sát gần đầu nó khả dĩ. Tiến trình này thoạt trông rất giống cách mô tả bên trên, song rốt cuộc ẩn bên dưới nó, tiến sát gần hơn tới một dãy chân trời- sự kiện trải nghiệm sinh khởi. Cách tiếp cận thế tạo công cụ thiết yếu để “khôn ngoan nhìn thấy khởi lên và biến mất” về thế giới (lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) mà không hề thỏa hiệp. Một thỏa hiệp hàm ý để mặc tâm trí phơi tỏ trong một mối quan hệ với đối tượng mà kết cục người ta sẽ tri nhận tự thân sự đang quan sát: bắt chụp rõ ràng trong tính hai mặt, đối ngẫu.

Dù cách tiếp cận thứ ba cũng kế thừa mọi thứ đã trình bày, song nó lại không cho phép bất kỳ ‘lời bào chữa’ nào do không lưu tâm, ghi nhận tới. Nói khác, trong khi cách tiếp cận/ trường phái thiền tập thứ hai vẫn làm dúm dó và biện hộ một sự thay đổi dự tính sẵn trong quan sát thiền tập, cách tiếp cận thứ ba này khẳng định rằng một khi chúng ta bước vào mô thức quan sát như thế thì thể nào ngay bây giờ điều chi hẳn là đều được quan sát một cách nhị nguyên, mang tính đối ngẫu. Tỷ dụ, trong khi một số tuệ giác của thiền sư theo cách tiếp cận thứ hai hợp pháp hóa rằng một thiền sinh có thể ‘thay đổi đối tượng thiền tập nếu một đối tượng thứ phát trở nên hay gặp’, cách tiếp cận thứ ba quả quyết không nên có điều tựa thế. Nếu chúng ta dấn thân vào bất kỳ điều quan sát nào nhằm cố thấy ra những gì đang hiện diện đúng với căn cốt của nó thì ngay cả một ước muốn/ dự tính chuyển đổi các đối tượng cũng nên được ghi nhận. Tiếp tục và ước thay đổi đối tượng thiền tập thì thực tế tựa như một cách tiếp cận dính mắc mà kết cục hàm ý ôm nắm và bám níu vào đối tượng quan sát. Một khi khởi sự thiền tập, tự thân việc ghi nhận cũng nên trở thành một đối tượng của ý thức! Đích thị khó khăn để lại ngừng ngay cả việc thiền tập này song như tất cả chúng ta đều biết, ham muốn và luân hồi sẽ rốt cục là cứu cánh khi đồng nhất hóa nỗi đớn đau với thân xác này trở nên ngập tràn quá độ và thiền giả cứ để mặc nó vậy rồi tự định hình bản thân lần nữa.

… Tóm lại, dù ba cách tiếp cận trên có vẻ như mới được nhìn nhận từ viễn tượng mang tính lý thuyết thì tất cả chúng đều muốn trợ giúp thiền giả buông phóng khỏi cái tình gắn bó sâu xa với việc nhìn, nghe, ngửi, nếm… suy tư.

Ngoài ra, nếu tìm hiểu cặn kẽ thì biết là đã có sẵn các hướng dẫn chi tiết. Xin ghi nhận sự kiện rằng bất kỳ điều chi (không có ngoại lệ) đều phải được ghi nhận, và thứ hai cách một cái nhãn ngắn gọn cơ chừng được áp dụng ở đây nhằm ngừng tâm trí nhanh nhất có thể ngay khi vừa quan sát thấy ‘đang bị dính vào’ hoặc là ‘thành phần’ của câu chuyện.

Chí ít, có ba mô thức thực hành đáng lưu tâm kỹ càng. Trước tiên, vốn đang lan rộng phổ quát ở các điểm tu tập thiền định tại phương Tây là chuyện nhấn mạnh khía cạnh tâm lý của các nhóm ôm nắm hoặc các bầu khí cảm giác được thay thế bằng một diễn giải đậm tính triết lý quá. Thứ hai, đặc trưng bởi việc không ngừng gây trở ngại cho tiến trình ghi nhận vì sự lợi lạc của ‘kỹ thuật’ mà khá buồn cười, có vẻ gây ra hạn chế cho chính sự triệt để của khoảnh khắc đó. Thứ ba, áp dụng việc ghi nhận tất cả bao quanh mà không loại trừ bất kỳ điều gì.

Tri ân sự nỗ lực chú ý dõi theo bài viết của độc giả và chúc quý vị may mắn với việc quan sát kỹ lưỡng, thấu triệt.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top