Nhận ra điểm khác biệt giữa hiệu năng và sự học hỏi

Thực tế trêu ngươi là dù tiến trình học hỏi có vẻ được hiểu kỹ càng lắm rồi, thế mà chúng ta vẫn thất bại trong việc vận dụng những gì mình đã biết.

Khi thấu tỏ học hỏi là chi, và hiệu năng thể hiện khác biệt như nào với việc học hỏi, các bậc phụ huynh dễ phát hiện một điều nghịch lý rằng, đứa cháu gái mình đạt 100% tất cả các lịch biểu học tập đề ra hàng ngày lại trở thành điều tồi tệ.

Tưởng tượng có câu chuyện về hai lớp học.

Lớp đầu tiên tuy không quá đặc biệt song nó khác với hầu hết lớp học trẻ con chúng ta quen thuộc. Trong lớp này, giáo viên phát tận tay mỗi em lịch biểu công việc học tập riêng tự bản thân tiến hành, không nhờ ai giúp đỡ cả. Một nữ sinh giả dụ tên là Lan, liếc xéo tờ lịch biểu học tập; nó dưới tầm của cô bé và cơ bản hơn, gây phiền phức cho dịp được nghỉ ngơi ở nhà của Lan. Cỡ mười phút sau, Lan đã làm xong nên cô bé ngó mông lung lên trần nhà chờ bạn bè còn đang loay hoay. Cô bé đang học hỏi rằng thành công đến với mình không phải do mình chăm chỉ ra sao mà chỉ bởi vì mình giỏi giang hơn hẳn bạn bè.

Trong khi đó, cậu bé Dũng ngồi bên cạnh Lan lại đang trầy trật với câu hỏi. Cậu chàng nhìn chăm chăm vào tờ giấy và bóp đầ,u vắt trán cho tới khi lời giải lóe lên. Dù nỗ lực gắng sức hoàn thành xong lịch biểu bài tập, Dũng vẫn cảm thấy tồi tệ vì e rằng có đôi câu hỏi trả lời sai và tốn nhiều thời gian so với Lan. Cậu nghĩ thầm tại sao mình không giỏi giống như Lan.

Lúc này, Hoa ngồi kế bên Dũng, lại úp mặt xuống bàn. Cô bé không hiểu tờ lịch biểu công việc này. Hoa mơ hồ về nó có thể vì hồi đêm ngủ không đủ giấc, bị chuyển tới đây học kỳ rồi, hoặc đang buồn thiu do không được chẩn đoán là gặp khó khăn trong học tập. Chẩn đoán bất thường về cô bé (do bạn cùng lớp và cả giáo viên đánh giá) là lười biếng và không thông minh cho lắm, và cô bé thật may mắn lắm thì mới theo kịp chương trình. Tỷ dụ, Hoa hình dung sẽ thế nào nếu em ngỏ lời nhờ Lan hoăc Dũng bày vẽ, giúp đỡ mà điều đó thì trái với nguyên tắc, quy định. Vả lại, gì đi nữa, cô bé Hoa biết rằng mình sẽ luôn là kẻ đội sổ lớp dù có cố gắng hay không; vậy thì quan tâm, lo lắng để làm gì cơ chứ…

Bây giờ, chúng ta chuyển sang một lớp khác: một lớp học về bơi lội. Ngôi trường này chú trọng dạy các bài học bơi với từng em hơn là bài học bơi chung cho cả nhóm. Mỗi giáo viên hướng dẫn không chỉ bơi lội giỏi mà còn hiểu biết về các tiến trình cũng như giai đoạn học sinh thường trải qua từ trình độ sơ cơ cho đến thành vận động viên tiềm năng. Vượt trên các kỹ năng vật lý của việc bơi lội, các hướng dẫn viên này có các hiểu biết thực tế về khả năng của mỗi em trong việc phối hợp các động tác cơ thể, lưu giữ chú ý, cũng như điều kiện và sức chịu đựng… Họ biết các điều ấy vì họ luôn giám sát và lượng giá đều đặn tiến bộ ở từng học sinh. Các giáo viên dạy bơi chỉ ra ngay lập tức và nhắc nhở liên tục về những thành công và vấn đề đủ cho một học sinh có vô vàn cơ hội cải thiện với từng bài học trong 30 phút.

Ấn tượng nhất là cách các hướng dẫn viên ở đây hết sức tránh việc huấn luyện kỹ năng thành lão luyện. Khi một học sinh đạt khả năng cơ bản để dùng như một kỹ năng thì người hướng dẫn tạo ra điều mới mẻ mang tính thách thức hơn chút. Chỉ cần một học sinh đã học cách đập chân ở kiểu bơi tự do (còn hơi khó khăn) thì em này đã sẵn sàng để được bày các nguyên tắc cơ bản cho kiểu bơi bướm. Sau khi thiết lập kỹ năng cơ bản, việc ôn luyện sẽ diễn ra vài tuần để kỹ năng đó ngày càng thuần thục hơn song không bao giờ để nó thành việc học gạo, diễn ra đều đều mỗi ngày. Các huấn luyện viên ‘đòi hỏi’ học sinh vươn xa hơn khả năng các em có thể đạt được, ngay cả khi việc đòi hỏi ấy tạo nên ‘sai sót’ tầm 50- 75%, vì mục tiêu là nhắm vào tạo lập các cải thiện nho nhỏ mỗi lần… Trẻ bị thách thức, động viên và đề nghị dấn thân. Bố mẹ các em ngạc nhiên biết bao bởi sau một thời gian ngắn, con em họ đã tiến bộ trông thấy.

Có hàng tá khác biệt quan trọng giữa hai kịch bản nêu trên, song ở đây chỉ muốn nhấn mạnh duy nhất một thứ. Trong lớp học truyền thống, thành công được đo bởi việc thể hiện sự giỏi giang, lão luyện, thuần thục và chính xác: một dạng thức đo lường cho hiệu năng tiến hành. Đo lường hiệu năng không xấu, song nếu chúng ta mải mê với sự kiện rằng hiệu năng là cái đợi mình sau chặng đường dài của cái gọi là ‘học hỏi’ thì rồi mình sẽ dễ thành người như bé Lan (thường học tập không cần mấy cố gắng, và không biết làm sao khi gặp chuyện khó nhằn), hoặc như Dũng (dù không ngừng học hỏi song lại cảm thấy kém cỏi vì không đạt mức hiệu năng cao như Lan), hoặc là Hoa (bị đẩy ngồi vượt cao hơn trình độ song không ai phản hồi hoặc giúp đỡ và do đó, bị tổn thương đến độ dễ thấy mình tuyệt vọng, không học tập nổi).

Cho dù chuyện hướng dẫn cá nhân cho mỗi một em học sinh là điều không thực tế lắm, vẫn tin rằng những gì các huấn luyện viên bơi lội biết rõ và thực hành xứng đáng đem vào từng lớp học. Những học sinh tài năng như Lan cần hiểu rằng tài năng của các em không phải là thứ vé ưu tiên để vào cửa hàng bánh kẹo ăn uống thoải mái, và rằng có thể các em thừa khả năng học hỏi mà không cần gắng sức bao nhiêu khi còn bé, song trừ khi các em trở nên thành thạo trong ứng dụng các kỹ năng từ chất liệu học hỏi nằm bên ngoài vòng tay nắm bắt của mình, bằng không các em sẽ khuyết tật về mặt học thuật ngay khi tốt nghiệp, rời nghế nhà trường phổ thông hoặc đại học. Tất cả học sinh tựa bạn Dũng, những người học hành chăm chỉ song thất vọng với bản thân đến độ ngóng trông sang các học sinh tài năng bay bổng nhẹ nhàng mà cóc thèm đầu tư bao nhiêu, cần biết rằng đâu là điều mà những người học hỏi thực sự đang tiến hành.

Thói quen áp dụng năng lực tập trung chú ý và chuyên cần, chăm chỉ hình như bắt đầu đã được ít nhiều đánh giá cao hơn các điểm số bài thi và bằng cấp. Và vì các em như Hoa ở đời, những học sinh sẽ bị vứt xuống đáy tháp tức khắc nếu không sẵn sàng, cần biết rằng không có khả năng thực hiện một nhiệm vụ nào đó chẳng phải là lời buộc tội, nó đúng hơn là dấu chỉ để kiếm tìm nguồn cơn của vấn đề và truy cầu một cách thức vòng qua trở ngại để học hỏi.

Nếu chúng ta xác định việc học hỏi quan trọng hơn hiệu năng thể hiện thì rồi tôi tin, chúng ta sẽ được nhìn thấy ở trong các ngôi trường hiện nay trên khắp đất nước còn vô vàn khó khăn này những gì từng chứng kiến ở lớp học bơi: cam kết đầy hứa hẹn, nhiệt tình năng động, và tiến bộ không ngừng vượt xa mọi kỳ vọng, mong chờ của chúng ta.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top