Nghiện ngập và lạm dụng: “Làm gì khi bố thường xuyên đánh mẹ?”

Khi giải quyết chuyện bố, mẹ nghiện rượu thì điều chính yếu của việc đón nhận nguồn lực trợ giúp là biết mình mong đợi chi và cần ứng xử ra sao:

Giờ tụi em đã lớn và tự lập hết nhưng bố thậm chí còn quá quắt hơn. Không có nguyên nhân gì đáng để bố đánh đập mẹ cả, toàn những chuyện nhỏ nhặt hoặc là khơi lại chuyện ngày xưa nghịch ngợm của các con. Bố ngày càng nhậu nhiều hơn, tần suất đánh đập mẹ cũng nhiều hơn, còn luôn giữ con dao nhỏ trong người. Em đã khuyên mẹ ly hôn nhưng mẹ nói tụi em còn chưa ổn định nên mẹ không muốn. Tụi em đều ở xa và không biết chuyện gì sẽ xảy ra với mẹ. Xin hãy cho em lời khuyên trong tình cảnh này. Em có thể thay mẹ viết đơn khiếu nại được không? Gửi đến những cơ quan nào?(Yến)

 ………

Cái bất hạnh của mẹ bạn là không biết cách ứng xử với người say rượu. Người say rượu rất thích mọi người kính trọng họ và có lời nói nhẹ nhàng. Nếu không được đối xử như vậy, cái tức tối sẽ được cài vào não ở tần số tự động hóa, nên cứ uống đến độ nhất định thì hình ảnh xấu của người can thiệp lúc họ say trước đây sống lại và họ càng cáu càng tức khi gặp mặt. Mẹ của bạn đã để lại trong não bố bạn ở tần số say rượu những điều làm ông uất ức nên cứ say đến độ đấy là xuất hiện “đe dọa và làm hung dữ”. Bây giờ sửa lại khó lắm vì nó ăn sâu vào vỏ não mất rồi.

Có lẽ bạn chưa hiểu nguyên nhân từ xưa, lúc cha mẹ bạn còn trẻ và những ngày đầu ông uống rượu. Bạn hỏi mẹ bạn xem những ngày bố mẹ bạn mới cưới có chuyện gì không. Đây cũng là sự tế nhị nên bạn cần khéo léo. Nếu hiểu được lý do bố bạn uống rượu lúc đầu và cách ứng xử của mẹ bạn thì mới có thể “điều trị tâm lý” cho bố bạn được.

……..

Cho dẫu bất đồng với cách lý giải hời hợt trên, sự thật không may là các trường hợp tương tự xảy đến với các gia đình Việt Nam chẳng phải hiếm gặp, và thường nảy sinh một số cảm xúc đặc thù ở con cái.

Tôi tin, ngay cả khi không thấy kể gì về chuyện mấy người con có giáng đòn xuống ông bố nghiện rượu về thể lý hoặc cảm xúc, tổn thương họ phải gánh chịu từ bé thế đến giờ vẫn khó nguôi ngoai sớm chiều. Vấn đề là tình huống sẽ không được cải thiện (thậm chí càng làm tồi tệ hơn) cũng như hữu ích cho bất cứ ai, bởi việc gây đau đớn. Cô gái cùng anh, chị em mình cần tìm cách thức thật xây dựng để xử lý với các cơn tức giận và nỗi niềm bất mãn ở trong chính lòng họ. Ngoài việc học hỏi các cách thức đối phó mới, cũng khá tốt để đi đến nhận diện chính xác những gì đang diễn ra và hiểu rằng, nghiện ngập có thể chỉ là một loại bệnh đơn lập.

Như mấy người con này nhận ra ít nhiều, yêu thương và tha thứ cho ai đó không bảo vệ cho chúng ta khỏi việc định dạng người đó là ai, cách họ ứng xử, và bất kỳ hiểm nguy nào họ đặt để lên chúng ta. Các người con và bà mẹ có quyền tự bảo vệ bản thân khỏi sự lạm dụng về thể xác, lời nói và tinh thần, bất luận cách người bố lạm dụng liên quan ra sao.

Người ta tiến hành các chiến lược khác nhau với tình huống đang bàn. Một ví dụ là tách khỏi người cha và hành vi lạm dụng của ông, nhận thức rõ ràng là ông ta vẫn tiếp tục làm hại lòng tự trọng của con cái cũng như ông ấy có thể không ngừng đầu tư nhằm củng cố thêm vai trò, quyền lợi của bản thân hơn là lo lắng, quan tâm đến sức khỏe cảm xúc của vợ con.

Một chiến lược có thể là giữ ông bố ở khoảng cách an toàn, giống như giữ một con hổ bé, chúng ta yêu nó song vẫn đặt trong cũi cạnh nhà; quan tâm khả năng gây hại cho bản thân và người xung quanh. Khoảng cách an toàn được thực hiện khi cả mấy anh chị em cùng rủ nhau ghé nhà thăm bố hoặc nhân sự kiện gia đình, không có các cuộc tiếp xúc cá nhân: mọi sự tình cờ, kết thúc trao đổi rồi rời đi khi các lời mắng chửi của ông bố phủ lên, và tạo nên tâm thế xác định rằng cô gái chẳng còn ngâm tăm im lặng chịu đựng trước hành vi ấy nữa.

Một sự lựa chọn khác là nhận ra ông bố có thể mang tính cách lạm dụng; chuyện thuộc bản thân ông ấy, chứ không liên quan đến cô gái hay anh chị em… Các cá nhân như thế thường tỏ ra:

  1. không chịu chấp nhận trách nhiệm trước hành vi của bản thân,
  2. cảm quan khó tin nổi về việc cho mình có quyền và cần được tôn trọng dù đích thị không xứng đáng, và
  3. hầu như ích kỷ trong các quan hệ với mọi người xung quanh.

Nếu cô gái thừa tự tin, thử chọn cách tiếp cận này, kiểu giống các nhân viên làm việc ở nhà tù biết đồng nghiệp lạm dụng song họ lờ đi. Nếu độ trọng thị bản thân chưa cao lắm, đừng dùng nó vì bố cô gái sẽ dày vò con về mặt cảm xúc khi cô gái không duy trì sự tách biệt và nhận ra ông bố là kẻ lạm dụng dây dưa.

Khuyến cáo sử dụng bất kỳ cách tiếp cận nào tốt nhất với cô gái. Lưu ý rằng kẻ khác có phát biểu riêng họ. Nhiều người đưa ra lời khuyên tuyệt vời cho những tình huống không liên quan với họ, đó là cách họ nghĩ bản thân sẽ giải quyết được nó. Sự thật, cô gái nên làm những gì người bình thường khỏe mạnh cần làm là nhận ra bố mình lạm dụng, gây nguy hại về sức khỏe tinh thần cho mình, và cô gái cần phát triển một chiến lược xử lý tình huống. Nếu thế, cô gái đi đúng hướng.

.. Là kẻ nghiện ngập, ông bố có thể lo sợ người vợ bỏ rơi mình. Đàn ông bê tha lè nhè thế không nhiều bằng hữu thực sự. Dễ tưởng tượng người vợ làm mọi thứ: bếp núc, giặt giũ, dọn dẹp, nhà cửa v.v… Ông bố không tìm được ai gắn bó với mình thế và ước ao bà vợ hy sinh cuộc đời cho sự ích kỷ của ông ta.

Ông bố đang đe dọa tính mạng và hành hạ bà mẹ. Rời bỏ tình huống tương tự tạm gọi là ‘kế hoạch vượt thoát’. Làm bảng kiểm các nguồn lực: bà con, nơi nào tạm cho tá túc, ai hỗ trợ tài chính, v.v… thậm chí, xem xét cả các nguồn lực đang hiện diện ở cả nơi bà mẹ đang cư trú nữa: nhà mở, các tổ chức, đoàn hội trợ giúp. Cô gái cần giúp mẹ nhờ cơ quan pháp luật can thiệp…

Bất hạnh thay, tình huống như gia đình cô gái đang phải gánh chịu rất thông thường ở khía cạnh lạm dụng. Kẻ quấy rối đủ mọi dạng kiểu dùng nhiều vũ khí tâm lý cực kỳ hiệu quả để diễn kịch, bày vẽ chiêu trò, hăm dọa, và giữ người ta dưới sự kiểm soát, khống chế. Cũng đặc trưng việc nạn nhân hay đưa mình vào tình huống chối bỏ, giảm thiểu thấp nhất hậu quả, hợp lý hóa; thêm nữa, các nạn nhân thường bị tẩy não siêu tuyệt để tự họ nghĩ rằng mọi sự là do lỗi của họ, duyên phận không may mắn. Chưa nói, ở tầng mức vô thức sâu thẳm, họ biết rằng họ bị tổn thương khủng khiếp nhất  khi họ không tán đồng với những mệnh lệnh của kẻ trấn áp (một tỷ lệ nạn nhân tử vong xảy ra khi họ đi đến quyết định kết thúc quan hệ). Vì vậy, họ tự hoang tưởng cho rằng mọi chuyện đã an bài, sắp đặt sẵn rồi và họ an toàn hơn nhiều khi dấn sâu theo các mệnh lệnh, điều khiển của kẻ lạm dụng tài ba.

Các nạn nhân không khởi sự suy nghĩ thấu đáo và sáng suốt được trừ khi họ được dịp ít nhiều thoát ra khỏi tình huống lạm dụng. Thậm chí, nếu kẻ lạm dụng siêu giỏi về các chiêu trò như gây đau đớn thì nạn nhân dễ cảm thấy áy náy nếu tiến hành cắt đứt mối dây gắn bó. Song với việc trợ giúp kịp thời và đúng đắn, các nạn nhân có thể hồi phục một viễn tượng đời sống cân bằng và khởi sự làm lại…

Yếu tố quan yếu nhất trong trợ giụp nạn nhân thoát khỏi kẻ trấn áp là có một kế hoạch rất an toàn và mạng lưới hỗ trợ tốt. Không ở một mình và cần có các kế hoạch cụ thể phù hợp để giúp giải cứu một cách an toàn. Những kẻ lạm dụng không thích và để yên khi thấy uy lực và khả năng đe dọa của họ bị lung lay. Song khi cảm thấy họ  đối đầu với cả lực lượng hỗ trợ hùng hậu khác với một con người cô lẻ bị họ hành hạ bấy nhiêu năm trời khốn khổ, chuyện sẽ khác.

Cũng cần giúp cho các nạn nhân bị lạm dụng cảm nhận mức độ nhất định về năng lực kiểm soát. Họ không thể bị thúc đẩy hành động nếu e ngại. Nên rất giá trị khi họ nhận ra rằng có gia đình, bạn bè, và nhiều nguồn trợ giúp khác quan tâm, đứng bên và sẵn sàng ứng cứu khi bà sẵn sàng tiến hành các bước tái xác lập cuộc đời của chính mình.

Thực tế, tại Việt Nam, hiện có không ít các tổ chức, trung tâm chuyên sâu hoạt động can thiệp và trợ giúp nạn nhân trong các trường hợp bị bạo hành, lạm dụng.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top