Niềm tin của người nghĩ mình có khả năng kích hoạt và lo toan thay cho đời sống của kẻ khác

Một cách ngắn gọn, người tự tin vào khả năng kích hoạt là kẻ tin mình có khả năng cho tha nhân quyền lực, phương tiện, cơ hội và uy danh để làm điều gì đó; đặc biệt, người này tìm ra cách thức thao túng, dẫn dắt, điều khiển với việc duy trì hành vi hủy hoại bản thân (lạm dụng chất, chẳng hạn) nhằm quy buộc những sự hối lỗi, nuối tiếc, hoặc dễ tránh né hậu quả tiêu cực trong ứng xử của họ. Tỷ dụ, ai đó lè nhè say xỉn khi đến cơ quan gặp chef có thể kèm theo đồng nghiệp cùng đi để mình vẫn được giữ lại, chí ít tạm thời đã…

Người có khả năng kích hoạt này thường rất dễ thương. Họ có lẽ dễ động lòng xót xa trước một lầm lạc. Đôi khi, họ không hề nghĩ những gì mình đang làm mang tính kích hoạt mà như một người bạn thân thiết hoặc tiến hành vì điều tốt lành. Chỉ khi đối tượng được trợ giúp tiếp tục hành xử thiếu trách nhiệm và tránh né hậu quả thì mới phân biệt rõ ràng hơn giữa một người có thiện ý chân thành với một người thích kích hoạt.

Khá khó hiểu tại sao người biết mình đang kích hoạt kẻ khác cứ hay tiếp tục lặp lại hành vi xấu tệ. Một lý do để cố chấp kích hoạt liên quan với cả loạt niềm tin thấm đượm cảm xúc mà nó làm củng cố thêm hành vi này và tạo ra một sự ‘ngừng ngắt’ để nhìn nhận kích hoạt như biện pháp sai trái. Giống hầu hết niềm tin, không có cái nào phổ quát là sai hoặc đúng; đa phần niềm tin đóng vai trò hướng tới các cảm xúc hơn là logic khiến chúng càng khó nắm bắt.

Rõ ràng, sẽ là việc giải độc khi chỉ ra được hợp chất bổ sung cho các niềm tin để người kích hoạt thấu tỏ nguyên nhân của việc kích hoạt và do vậy, tạo nên nhiều lựa chọn tốt lành theo chiều tiến bộ, tích cực.

“Tôi là kẻ tệ hại nếu không ra tay giúp đỡ”

Cảm giác tội lỗi chắc chắn là một trong những cội rễ sâu xa của sự kích hoạt. Người ta dễ thấy tội lỗi về nỗi niềm đã không ‘trợ giúp’ (ngay cả khi đúng đắn) ai đó đang hành xử thiếu tinh thần trách nhiệm. Chắc hẳn kẻ hỏi xin ‘ân huệ’ thường gom tóm rồi lạm dụng với cảm nhận tội lỗi đó. Hầu hết chúng ta có khuynh hướng tự nhiên vui vẻ với việc giúp đỡ người khác. Khó khăn để có trực giác chống lại sự thôi thúc được cảm nhận sai trái này.

“Họ sẽ bị hãm hại khủng khiếp, thậm chí bị hành hạ đến chết mất thôi”

“Điều gì sẽ xảy ra nếu mình không giúp?” có thể là câu hỏi đáng sợ. Trong khoảnh khắc bày tỏ nhu cầu khẩn thiết ấy, sự đặt cược rất cao, thậm chí không chừng trở thành chuyện sống chết. Thường, kẻ đề nghị giúp đỡ sẽ vẽ bức tranh khủng khiếp khác xa so với thực tế. Những nỗi lo lắng và sợ hãi trong chính lòng ta có thể tạo nên kích hoạt như việc phải làm. Dĩ nhiên, nếu sự đe dọa đúng là chuyện sống chết thì người trợ giúp thể hiện đúng đắn vai trò, song nếu cơ chừng sự việc bị đẩy tung, hoắng lên vì một trong các các bạn bè cùng trang lứa thì vấn đề khác đi.

“Tôi đã đầu tư vào đấy quá nhiều rồi” (ngụy biện chi phí ngập lụt)

Khi thi thoảng giúp đỡ ai đó một đôi lần hoặc nhiều dịp nọ kia, chúng ta có thể thoáng nảy sinh ý nghĩa rằng việc giúp đỡ của mình không đem lại mấy tác dụng hữu ích. Và dẫu thế, chỉ có thói quen và sức ỳ lâu nay mới trở thành kẻ thù của chúng ta. Chúng ta có thể tin rằng “được, mình đã đến nước này rồi, giờ không dừng lại được nữa”, hoặc “tất cả mọi điều mình làm lâu nay sẽ trở thành công cốc mất thôi”.

“Tự họ không thể làm được điều đó”

Một sự thoát ra khỏi sự kích hoạt là nhận thấy việc mình đang làm một việc mà ai đó khác đúng ra nên làm nó. Song người bạn kém may mắn của chúng ta đích thị không chịu trách nhiệm được thì tính sao giờ? Một bài trắc nghiệm tốt để tách biệt sự giúp đỡ với sự kích hoạt là tự hỏi “Điều mình đang làm có giúp người ta trở nên có năng lực hơn hay làm bê trễ sự trưởng thành của họ thêm?”

Dần ý thức rõ ràng về các niềm tin tạo nên sự kích hoạt rốt ráo có thể là rất hữu ích. Nếu chúng ta sáng suốt đủ trông chừng các niềm tin rồi xem xét chúng một cách nghiêm túc, chúng ta có cơ hội giải phóng mình khỏi cái vòng tròn của hành vi vô trách nhiệm do đóng vai đi cứu giúp kẻ khác.

“Họ cần học hỏi từ chính lỗi lầm của bản thân”

Niềm tin căn bản chống lại sự kích hoạt tốt nhất là nhận ra rằng tất cả mọi sự trợ giúp phải đích thị hữu ích. Hầu hết mọi người học hỏi thông qua hậu quả. Nếu chúng ta thiếu trách nhiệm, thường nảy sinh hậu quả tiêu cực do quyết định kém. Nếu quên trả hóa đơn tiền điện, rất dễ tôi sẽ ngồi trong ngôi nhà tối om. Giành lấy cơ hội học hỏi từ hậu quả của kẻ khác, không những thiếu thông minh mà còn không thấy ra rằng điều họ làm sai rồi và việc thay đổi là cần thiết.

“Chỉ mỗi tôi loanh quanh lâu nay”

Khiêm cung là cơ chế phòng vệ đáng giá đối với sự kích hoạt. Nếu thành thật, đa phần chúng ta không có các nguồn lực to lớn để thừa ban phát nhỏ giọt cho những kẻ khác. Hầu hết họ đã sẵn lời tự biện hộ. Khi giải cứu ai đó thông qua sự kích hoạt, chúng ta thường khiến kẻ khác trả giá, thường hơn nhiều là chính chúng ta! Trước khi thế chấp để trợ giúp ai đó có thể xứng đáng hoặc không, hãy cân nhắc các cam kết khác mình đưa ra đặng tạo nên đối trọng vói xung năng tự nhiên muốn lao vào giúp đỡ ngay.

“Liệu họ có nhất thiết cần đến sự giúp đỡ của mình?”

Chỉ vì ao đó muốn xin ta giúp đỡ không có nghĩa mình phải thành kẻ giúp đỡ liền. Phụ thuộc vào kiểu khủng hoảng, có lẽ một bác sĩ, nhà trị liệu tâm lý, kế toán hoặc nhân viên ngân hàng sẽ thích hợp hơn hẳn. Lưu ý đừng để người khác phó thác trách nhiệm “bạn là hy vọng duy nhất của tớ”. Mình có thể dính đòn bởi vì nhiều người khác từng lợi dụng mình trước đây.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top