Tên giết người, kẻ cười biếm và sự chế nhạo tế vi sinh tử: trong nỗi khổ đau chung đụng

Thế giới của những chỉ trích lại qua cao độ càng dễ làm tăng thêm mức nguy hiểm âm ỉ từ nỗi niềm hận thù tích chứa khó lường trong lòng. Vụ thảm sát ở Paris vừa qua chắc khó khiến người ta ngoác miệng nhìn nhau hỉ hả được, bất chấp tranh luận trong ngoài hiện vẫn còn tiếp diễn dây dưa…

Ai quan tâm tìm hiểu văn học- nghệ thuật Pháp chẳng khó nắm bắt các sắc thái châm biếm, trào phúng khác nhau qua các thời đại, với phong vị Rabelaisian hay khí chất kiểu Voltairean. Khởi từ thời nổi loạn ấn tượng 5- 6.1969, các bức tranh biếm họa của tờ báo ra hàng tuần Charlie Hebdo mang cả lối đả kích chính trị hồi Charles de Gaulle trộn lẫn kiểu minh họa dung dị Charlie Brown.

Nếu biếm họa quả là một truyền thống Pháp thì càng dễ hiểu cơn cớ người ta cố bảo vệ quyền tự do biểu đạt, và tính cách ấy góp phần lý giải tại sao cần gìn giữ khả năng gây sốc của nghệ thuật.

Vấn đề đáng tìm hiểu nghiêm túc: liệu các biếm họa mang quyền năng hơn hẳn nghệ thuật đích thực? Và thật phi lý khi giới truyền thông toàn cầu lờ các vụ thảm sát ở lục địa đen Phi châu và sẵn lòng hừng hực đương đầu khi sự cố chết người xảy đến ở châu Âu già cỗi? Lần cuối cùng một nghệ sĩ thị giác bị giết bởi một tác phẩm gây tranh cãi là khi nào, hay các điểm khác biệt giữa nghệ thuật bình dân với hội họa, mỹ thuật?

Không chỉ tranh biếm họa, phim ảnh cũng từng trở thành đối tượng để các kẻ cực đoan sát hại tác giả. Và lần nữa, lich sử nghệ thuật vẫn sẵn có ví dụ về sắp đặt được mua với giá $20.000 và ngay cả khi bị cho là ‘gớm chết’ thì khi khởi kiện, phía Bảo tàng vẫn thắng, bất chấp đề tài chạm tới các biểu tượng tôn kính của Công giáo La Mã.

Dĩ nhiên, đó không phải là câu chuyện nhắm tới ý khoan dung tôn giáo; kỳ thực, người làm chuyên môn có thể nảy sinh nhu cầu phân biệt giữa biếm họa và mỹ thuật. Kiểu biếm họa (cartoon) thì vẽ liền ngay, dễ xem, và thường được khởi thảo để trêu tức, khiêu khích; nghệ thuật (art) thì thường dự tính, mang ý định tạo vết cắt buốt chầm chậm về sau, nó đề xuất nhiều vấn đề và câu trả lời. Các nhà vẽ tranh biếm họa biết họ dễ bị đưa lên giá chữ thập:

Vẽ tranh biếm họa là tay cực tối giản, và những kẻ chuyên quyền, bạo chúa cũng tối giản đâu kém… Vì thế, họ hiểu quyền lực của biếm họa. Những người vẽ biếm họa thường rất giỏi chuyện chưng cất, tinh luyện, họ đánh thức theo cách hết sức dễ hiểu… và đó là lý do tại sao các bức tranh thật đáng sợ.

Và sự sinh, sinh sự nên tất xuất hiện ý kiến “tự do báo chi không có nghĩa thoát khỏi mọi phê bình” đi kèm với nhận định rằng nghệ thuật không coi trọng quá tính thiêng.

Thực tiễn nhân loại chỉ ra, duy mỗi con người trong các tạo vật trần gian mới có thể suy tư, nói năng, và làm ra các tác phẩm; trầm tư rồi nhận thấy tính Vô hạn; rằng nghệ thuật nhân loại, như nghệ thuật thần thánh bao gồm cả hai mặt của các khía cạnh định rõ và không xác lập nổi, cả cần thiết lẫn tự do, gồm trạng thái run rẩy lẫn niềm vui thú.

Nghệ thuật thế tục do vậy, được phân biệt với nghệ thuật của tính thiêng: trong nghệ thuật tính thiêng (sacred art) những gì đặt định sẵn vượt qua mọi thứ là nội dung và việc sử dụng tác phẩm, còn với nghệ thuật thế tục (profane art) những cái đó chỉ là cớ cho việc nảy nở niềm vui sáng tạo…

Chắc chắn, đấy là cuộc chung đụng bất khả chối bỏ, chẳng ít tai ương và đầy đau khổ.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top