Đòi hỏi cảm xúc ở rối loạn tâm thần phân liệt

Tâm trí luôn biểu tỏ dự tính, quá dễ thấy với các hoạt động lý tính như sự giải quyết các vấn đề liên quan đến toán học chẳng hạn; song điều ấy tinh tế hơn rất nhiều khi cố tìm hiểu tác động của cảm xúc. So với nhận thức thì cảm xúc ít bị dẫn dắt bởi dự định.

Vốn phi lý, cảm xúc hàm chứa các cơ chế phòng vệ khi nó tác động tới suy tư. Ba cơ chế phòng vệ đáng quan tâm là chối bỏ (denial), thăng hoa (sublimation), và kiềm nén (repression).

  • Chối bỏ có thể hiện diện do sự không chấp nhận các thực tế thuộc thế giới vật chất và tinh thần, hoặc nó đấu lại hết sức kịch liệt những ý tưởng đánh thức trong một lo âu nào đó. Như các cơ chế phòng vệ khác, chối bỏ phụ thuộc vào việc ‘kiềm nén” là cơ chế vốn được hiểu luôn ẩn giấu bên dưới tất cả các cơ chế phòng vệ.
  • Thăng hoa bộc lộ việc thay thế hoặc phân ly khỏi các cảm xúc hay xung năng tiêu cực thành các cảm xúc, ứng xử, hành động tích cực. Cơ chế phòng vệ này định dạng các viễn tượng nhờ thương lượng tạo tác động thỏa mãn cho cái tôi (ego), chẳng hạn, cho phép một người đánh giá bản thân mình là vị tha khi anh ta chối bỏ dự tính vô thức để chuyển đổi các cảm xúc tiêu cực thành hữu ích và đạo đức. Dù gì, cơ chế thăng hoa giúp duy trì nhiều khía cạnh tốt đẹp của xã hội. Các cá nhân giương cao các giá trị đáng gìn giữ bởi hầu hết người ta đặc thù dùng cơ chế thăng hoa; cơ chế cho phép cái tôi càng thêm lợi lạc do không ngừng thuyết phục chúng ta về đạo đức và luân lý nằm dưới các hành động tốt lành.
  • Hành vi kiềm nén khiến chúng ta đối đãi với môi trường bằng thứ quan điểm thoải mái và nuôi dưỡng bất chấp sự kiện rằng cái nhìn này không hề tương hợp với thực tế. Kiềm nén ấn trong trạng thái sẵn có và kém chín chắn trong phát triển thể lý lẫn tinh thần cho người ta dễ đạt tới sự yên ổn cả về thể chất và tâm lý khi đương đầu với một tình huống mà không cần bóp méo từ vô thức thông qua việc kiềm nén.

Cũng hiển nhiên với nhiều chứng cứ rằng ý nghĩa loạn thần được đan dệt bởi cảm xúc bị thúc đẩy do các cơ chế phòng vệ; điều này hàm chứa việc dùng nhiều cơ chế phòng vệ mang tính tâm lý rất bệnh học. Thông qua mô tả ba kiểu hoang tưởng  sau đây, khả thể phân biệt ngay động cơ mang chất cảm xúc của lối suy tư loạn thần:

  • Các hoang tưởng quấy đảo, hành hạ cho thấy loại kiểu cơ chế phòng vệ. Những hoang tưởng quấy đảo có thể phủ khắp thành nhu cầu tự thấy mình quan trọng, thậm chí, chúng cung cấp lý do hữu hiệu giả tạo cho nỗi khổ niềm đau của ta.
  • Các hoang tưởng mang tính tự cao tự đại thể hiện một ‘phức cảm siêu phàm’ cho phép việc tự tri nhận và lòng tự tôn thêm phần hay ho, khiến người ta cảm thấy mình quyền lực ghê gớm so với thực tế, bất kể sự kiện là các cảm xúc chỉ mang chất tích cực giả tạo.
  • Các hoang tưởng điên đảo vì tình, loạn dục không chỉ ban thưởng khoái lạc mà còn thỏa mãn sâu xa sự thân mật.

Các đền bù này chỉ ra tính cấp thiết về mặt cảm xúc của các cá nhân mắc loạn thần. Thuật ngữ ‘tính cấp thiết về mặt cảm xúc’ không hề có ý nhục mạ và lên án mà nó chỉ ra sự thích ứng. Trạng thái tha hóa và việc bị nô dịch của bệnh tâm thần là sự thật, và lý do mang yếu tố cảm xúc bên dưới các cơ chế phòng vệ là hiển nhiên. Các sự kiện này trỏ thẳng câu trả lời hay nhất với vấn đề bệnh tâm thần như tâm thần phân liệt; bộc lộ hoàn mãn các nhu cầu tâm lý- sinh học- xã hội của bệnh loạn thần.

Đặt trong các xem xét như thế, thuốc men là hiệu quả; khi khoa học càng tiến bộ, càng thêm phần giá trị hơn. Quan trọng là thoát khỏi trạng thái tha hóa (alienation), và nên tiếp cận dưới góc độ tâm lý trị liệu mang tính thấu cảm nhiều nhất có thể. Thứ đến, chúng ta cũng cần đương đầu với sự định kiến liên quan rối loạn tâm thần phân liệt.

Các câu trả lời khá đơn giản; tuy thế, nếu tính nhất thiết của cảm xúc ở rối loạn tâm thần phân liệt được hiểu một cách từ bị và chẳng mang hơi hướng đánh giá, thực tiễn tâm thần phân liệt có thể dần ít bị định kiến, nhục mạ. Khỏi dần thói chỉ trích, và căn cốt, được cải thiện hơn hẳn. Cần khẳng định, vấn đề không nằm ở cái nhãn ‘tâm thần phân liệt’ mà chính giả định gán nhãn vậy cho chỉ báo của sự định dạng cá nhân người ta. Rõ ràng, bệnh loạn thần tác động tới các cá nhân ấy nhiều hơn hoàn cảnh sống khác. Bất chấp, những thực tế của họ trong trạng thái ‘mông lung, hư ảo’ thì họ vẫn có thể được nhìn nhận với lòng từ bi, trừ khi kẻ ‘bình thường’ bất khả thể hiện phẩm chất nhân văn ấy.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top