Trạng thái bất mãn về giới: vẫn đầy phiền muộn và còn nhiều bỏ ngỏ…

Xem cái clip nhân Ngày Mồng Tám Tháng Ba thật thú vị và đầy ý nghĩa nhắc nhở nhiệm vụ bất khả chối từ.

“Bạn nghĩ mình là nam hay nữ?”
“Em nghĩ mình là nữ ạ”

“Điều gì định nghĩa một người phụ nữ?”
“Sự thông minh, sắc đẹp và sự nữ tính”

“Theo bạn ngày 8/3 Quốc tế phụ nữ có dành cho mình không? ”
“Có ạ”

“Tại sao?”
“Vì em được gia đình và người yêu ủng hộ, sống thật với giới tính của mình”

Những nỗi niềm như dưới đây tiếp tục khẳng định mọi sự không phải lúc nào cũng được ghi nhận, thỏa ý.

Em là gã đàn ông 34 tuổi đã lập gia đình và có một em bé rồi. Em từng có một bí mật là thích ăn mặc áo quần con gái hồi mới là nhóc con 5 tuổi; em nhớ mình cảm thấy thật tuyệt vời và sung sướng quá độ. Em tự trấn an rằng các cảm giác kiểu đó sẽ biến mất khi em lớn lên; khủng khiếp thay, các cảm xúc này lại phát triển thành ước ao là một người phụ nữ đích thực. Làm thế nào để em có thể cảm thấy giống như một người đàn ông bình thường? Việc này có cần điều trị gì không ạ?

Chia sẻ trên dễ gợi ý về cái mà giới chuyên môn trợ giúp gọi là sự không hài lòng, bất mãn, khó chịu về giới (gender dysphoria, GD). Thực tế, nhiều người vẫn bắt gặp các cảm giác vốn xuất hiện từ thời thơ ấu này; họ có thể thấy khá khổ sở, căng thẳng ghê gớm về mặt lâm sàng hoặc thiếu hụt trong nghề nghiệp, giao tiếp xã hội, các khía cạnh đời sống khác.

Hiểu cơ bản, lúc còn bé con, chúng ta thường nghe các nhóc nhiều lần thổ lộ ao ước mình là giới kia, hoặc thậm chí không ngừng tin tưởng mình đúng là như thế thật. Chúng hay mặc áo quần khác giới cũng như thích chơi trò, giữ vai tương ứng với giới kia; ngoài ra, các biểu tỏ còn có thể là sự chối bỏ mạnh mẽ các loại đồ chơi đặc thù hay trang phục dành riêng cho giới đó. Cũng có thể là sự ghét bỏ cơ thể và bộ phận sinh dục của chính mình. Khi bước vào giai đoạn vị thành niên, các triệu chứng này thể hiện thành ao ước là người thuộc giới kia, được đối xử như giới kia, và thậm chí sống ở ngoài thực như người thuộc giới kia; giai đoạn vốn phức tạp này sẽ làm cho trẻ như thế càng cảm thấy khổ sở thêm khi buộc phải đương đầu với các cảm giác và vấn đề bản dạng ấy. Cả người trưởng thành lẫn vị thành niên đều nảy sinh nhu cầu khát khao giải thoát mình khỏi các đặc trưng giới tính ban đầu và thứ phát rồi thường thêm đoan chắc rằng mình được sinh ra với giới tính sai lạc hẳn rồi. Ý nghĩ về chuyện mình cảm nhận về bản thân từ bên trong không hề sát khớp với cái nhìn bên ngoài có thể gây nên nỗi niềm đau đớn với không ít người; họ tìm đến sự khuây khỏa nhờ liệu pháp thay thế hormone (HRT), phẫu thuật và các thủ tục phức tạp nhằm thay đổi ngoại hình (tham khảo). Một số chỉ thấy thoải mái khi sống ngoài đời đúng như là người của giới kia, số khác thì thích tiếp tục với bản dạng giới tính đã được ấn định từ hồi mới chào đời.

Trạng thái bất mãn về giới từng được gọi là rối loạn bản dạng giới (Gender Identity Disorder, GID), có người thì quen dùng thuật ngữ là đối tượng chuyển đổi giới tính (transsexuals); hiện tại, có vẻ ‘những người không theo chuẩn về giới” (gender noncomforming) là thuật ngữ tốt hơn nhiều vì nó chỉ cho cả những ai không cảm thấy mình thuộc về bản dạng nam hay bản dạng nữ.

Nhiều người ở trong trạng thái bất mãn giới cho biết họ muốn mình ‘cảm nhận như một người đàn ông bình thường’ hoặc ‘cảm nhận như một phụ nữ bình thường’ tương thích với định hướng hoặc bản dạng giới họ từng được nuôi dưỡng. Tuy thế, mục tiêu của trị liệu không phải là thay đổi các ý nghĩ này mà bắt đầu trợ giúp người ấy quản lý ác các cảm xúc này tốt hơn. Trị liệu không nên nhắm vào việc mình nên cảm thấy hoặc hành động ‘như một người đàn ông” mà thay vào đó, giúp mình hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra cũng như hỗ trợ mình trong những lựa chọn mình ra quyết định (ví dụ, sống ngoài đời như một bản dạng giới đàn ông hoặc phụ nữ, hoặc có lẽ là giới tính lưng chừng, mơ hồ (‘genderqueer’). Tiếc thay, nhiều người ở trong trạng thái bất mãn giới bị trầm uất và lo âu khi cố gắng hoài giải và quản lý các cảm xúc kiểu thế. Đáng lưu ý, thường xuất hiện nguy cơ khá cao muốn tự sát với nhóm này. May mắn là hiện có rất nhiều tổ chức và nhóm hội sẵn sàng trợ giúp các bạn giải quyết các cảm xúc vướng mắc.

Các cá nhân chuyển giới có nhu cầu lớn lao cho những đổi thay về các khía cạnh xã hội, nghề nghiệp và luật pháp. Chắc chắn, vẫn còn định kiến dai dẳng và nặng nề liên quan với chuyện đang bàn, và bước chuyển thay đổi chẩn đoán từ GID sang GD là hướng đi đúng đắn. Tuy vậy, nếu không có các điều kiện ‘mang tính chẩn đoán’ thì lại dễ gây khó khăn cho những ai muốn tiếp cận dịch vụ chăm sóc ý tế khi họ cần thay đổi trong giao dịch về bảo hiểm, dù thực tế nó còn là câu chuyện chưa ngã ngũ.

Lời cuối. Bản dạng giới thì không phải là bản dạng tính dục (sexual idnetiy). Người gặp trạng thái bất mãn giới có thể ổn thỏa trong việc thích hoặc yêu người có cùng hoặc khác giới với họ. Với đa phần chúng ta không phải rơi vào trạng thái bất mãn giới, cần hiểu cả loạt vấn đề mà các bạn bất mãn giới phải đương đầu, giải quyết như dùng đại từ nhân xưng nào gọi mình, mang một cái tên không tương thích với giới của bản thân, quyết định vào phòng vệ sinh nào cảm thấy thoải mái hơn, điền đúng vào ô khi khai các mẫu đơn thư và giấy tờ, thủ tục hành chính thường nhật, v.v…

‘Giới tính theo quy chuẩn’ có thể quen được sử dụng để mô tả cách mình nhìn nhận và cảm thấy về bản thân và về hành vi của mình tương thích với bản dạng giới. Song không phải mọi người ai cũng đều được hưởng đặc quyền tưởng chừng đơn giản như vậy.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top