Không chỉ là về sự đồng thuận, tuân theo: thực nghiệm đi rồi thực nghiệm lại…

Vụ nữ sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị các bạn cùng lớp đánh đập vẫn đang trên tiến trình giải quyết các hậu quả liên quan. Tính chất vào hùa của các cô cậu học lực khá, giỏi này gợi nhớ tới thực nghiệm nhà tù Standford (tham khảo) của giáo sư tâm lý học Philip Zimbardo đề cập ít nhiều tới các nguyên nhân gây tội ác do tình huống.

Bài viết chủ yếu giới thiệu chi tiết hơn về tính chất tuân theo, đồng thuận (conformity) cũng như các lời tự bạch của người tham gia và các nhận xét, thí nghiệm giới chuyên môn đánh giá lại.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn gần ba mươi năm sau, Zimbardo thảo luận động cơ của việc thiết kế một trong những nghiên cứu tai tiếng nhất lịch sử tâm lý học dù nó đã góp phần phản ánh hiểu biết về việc lạm dụng được sắp đặt sẵn cùng tội a tòng, cũng như vai trò cá nhân của ông trong việc tạo ra một ‘trại tù trên đĩa nuôi cấy’.

Đại học Stanford là một trong các ngôi trường đẹp tuyệt và ở tại khoa tâm lý, tôi đã khởi tạo một địa ngục nhỏ cho các sinh viên đó. Người phụ nữ trẻ Christina Maslach, vừa nhận chức giáo sư tâm lý của đại học Berkeley và chúng tôi mới bắt đầu hẹn hò nhau.  Tôi ngước lên nhìn đồng hồ chỉ 10 giờ thường lệ, các tù nhân túi giấy ụp trên đầu, chân bị xích, tay kẻ này đặt lên vai kẻ kia, di chuyển mù lòa dọc sảnh đường dưới sự giám sát của bọn cai ngục không ngừng la hét tục tĩu… và điều tôi muốn tìm biết rồi nói với Chriss, em nhìn này. Tôi đã nói đại khái ‘lò thử thách hành vi con người’. Và cô ấy đáp, ‘Em không muốn nhìn thấy điều chi như thế này nữa!’ rồi bỏ chạy, tôi đuổi theo, và chúng tôi cãi nhau to: sao thế, anh là cái loại tâm lý gia gì vậy?

Và nàng bảo tôi rằng ‘Em không muốn nghe về sự giả lập, em không muốn nghe về quyền lực của tình huống, thật tệ hại điều anh đang làm với các cậu trai này, họ không phải là sinh viên, họ không phải là tù nhân, không phải cai ngục, họ trẻ tuổi, những gì họ thể hiện thật khủng khiếp, và anh phải gánh chịu trách nhiệm. Hết tát bên trái, nàng chuyển sang phía phải, ‘Em không chắc mình có nên tiếp tục hẹn hò với anh, cái con người giống quái vật thế này.’ Tưởng chừng có trận mưa lớn đổ ào xuống trước mắt và tôi khó ngờ nổi là cô ấy ở đó mười phút để nói rõ ràng điều ghê gớm như vậy.

Triển khai vào 1971, thực nghiệm nhà tù Standford (SPE) kín tiếng và có hai phim truyện dài sáng giá lấy cảm hứng từ nó. Các sinh viên đại học tham gia thực nghiệm được chỉ định làm cai ngục đã trở nên tàn bạo, nghiên cứu trục trặc khá sớm. Người đứng đầu cuộc nghiên cứu Philip Zimbardo cho rằng bài học rút ra là trong một số tình huống nhất định, người tốt dễ trở thành kẻ xấu.

Tờ tập san cựu sinh viên đại học Standford đã hỏi chuyện người tham gia lẫn các nhân vật liên quan sau 40 năm sự kiện SPE; đáng đọc không chỉ vì bình luận của giáo sư Zimbardo về chuyện nghiên cứu dần vụt khỏi tầm kiểm soát mà còn do nó ghi lại lời của một trong các ‘cai ngục’ (giờ là người bán hàng thế chấp), một trong các ‘tù nhân’ (giờ làm giáo viên) và nhân viên kiểm soát kêu gọi chấm dứt nghiên cứu. Rọi ánh sáng vào cả hai mặt của câu chuyện nghiên cứu lẫn đời sống của các nhân vật chủ chốt ngày ấy và bây giờ, văn bản vừa nêu cho ví dụ thú vị về cách thức chúng ta sống quen với môi trường ra sao và mọi thứ thật nhanh chóng xuất hiện khi mình không phải ‘lo nghĩ’, tắt bụp ngay tâm trí phân vân là hành động tự phòng thân trong các tình huống khó nhằn… Tỷ dụ, dưới đây trích dẫn chia sẻ của Angel, vợ giáo sư Zimbardo.

Phil đến bên rồi hỏi “Em làm sao thế?” Lúc đó tôi nghĩ “Tôi không quen anh. Anh không nhận ra à?”. Tựa như hai chúng tôi đang đứng hai bên vách ngăn cách của một vực sâu. Giá mà vẫn chưa đang hẹn hò, anh ta chỉ như thành viên trong khoa thôi thì tôi đơn giản dễ nói ‘xin lỗi, tôi ra khỏi đây’ rồi cất bước đi ngay. Song người này bấy lâu nay đã làm tôi ngày càng ưa thích nên tôi cần giải quyết vụ việc. Tôi đã ở lại, đôi co và kết cục thành cuộc tranh cãi kinh khủng khiếp với anh ấy. Tôi nào tưởng tượng chúng tôi lại có thể đấu khẩu nhau lúc đó.”

Hic, Zimbardo hẳn là một gã trai thông minh và kẻ nắm bắt vấn đề nhanh gọn; người phụ nữ rõ là đối thủ bắt mình phải câm miệng, đứng đó chịu trận mà nghe sỉ vả, rồi biết không bao giờ nên để cô ấy rời xa mình.

Ngay từ cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, SPE đã bị chỉ trích, và làn sóng phê bình sau đó càng tăng cao. Các chi tiết mới cho thấy, chủ yếu Zimbardo khuyến khích các ‘cai ngục’ của mình hành xử thật bạo ngược. Luận điểm phản bác chỉ ra rằng chỉ 1/3 các cai ngục thể hiện thật tàn ác (điều này phủ quyết quyền lực chi phối toàn bộ tình huống). Nhiều thắc mắc cũng nêu lên về việc tự chọn các kiểu tính cách đặc thù cho tham gia thực nghiệm. Chưa nói, nghiên cứu Nhà tù BBC do Steve Reicher và Alex Haslam tiến hành 2002 nhằm kiểm tra lại diễn giải của SPE; các nhà nghiên cứu thận trọng tránh dẫn dắt trực tiếp người tham gia như Zimbardo từng làm, và đây là lần đầu tiên các tù nhân khởi sự thành một nhóm tỏ rõ bản dạng mạnh mẽ đủ lật đổ bọn cai ngục.

Nghiên cứu SPE được dùng để giải thích các vụ hành hung tàn bạo thời nay, như Abu Ghraib (USA), và với gần 2 triệu sinh viên Hoa Kỳ đăng ký khóa học tâm lý học đại cương thì nó rất cần được giới thiệu trong giáo trình thật chính xác.

Giáo sư Griggs phân tích 13 giáo trình TLHĐC nổi trội tại Mỹ đều được tái bản gần đây thì 11 cuốn xử lý SPE, đưa vào từ 1 đến 7 đoạn; 9 cuốn có hình minh họa, 5 cuốn không chỉ trích gì; 6 cuốn khác chỉ phê thoáng qua, hầu hết tập trung vào khía cạnh đạo đức nghiên cứu; chỉ có 2 cuốn nêu nghiên cứu nhà tù BBC; mỗi một cuốn cung cấp tài liệu tham khảo đúng chuẩn cho việc đọc có phê phán SPE. Tại sao đa phần giáo trình TLHĐC tại Hoa Kỳ lại lờ đi tầm chỉ trích dài rộng rất cơ bản về SPE? Giáo sư Griggs cho rằng, cơ chừng các tác giả giáo trình bị thuyết phục bởi hồi đáp của Zimbardo; ngoài ra, có thể họ bị áp lực phải trình bày ngắn gọn cũng như đảm bảo giáo trình luôn cập nhật thông tin. Griggs khuyên nên đưa SPE vào chương phương pháp nghiên cứu và dùng khiếm khuyết của thực nghiệm này để giới thiệu với sinh viên về các vấn đề cốt lõi như độ hiệu lực sinh thái, đạo đức, các tính cách đòi hỏi và hậu quả kéo theo khi trình bày các kết quả mâu thuẫn. “Tóm lại, SPE và việc phê bình nó như sợi dây nối kết vững chắc hàng loạt các khái niệm nghiên cứu lại với nhau thành một ‘câu chuyện’ tốt mà nó không chỉ nâng cao việc học tập mà còn khuyến khích sinh viên tư duy phản biện về tiến trình nghiên cứu cũng như các cạm bẫy giăng đầy dọc theo…”

Vậy là còn đó câu hỏi bỏ ngỏ: liệu đúng như Zimbardo nói rằng hoàn cảnh có thể dễ đẩy đưa người tốt thành kẻ xấu? Song sẽ như nào nếu những người tham gia SPE vốn không phải ‘người tốt’? Ý tưởng tham gia vào một thực nghiệm nhà tù hoặc làm việc tại một bộ phận thẩm vấn, lôi cuốn một tính cách nào đó?

Hai tác giả kiểm tra lại nghiên cứu bằng cách đẩy lên trang báo của trường đại học, như cách nhóm Zimbardo từng làm, hai mời gọi; một cái mời nam tham gia “một nghiên cứu tâm lý về đời sống trong tù” và một cái mời tham gia “một nghiên cứu tâm lý”. Như SPE, không quan tâm chuyện ai đăng ký mà có vấn đề tâm thần, tội phạm hoặc chống đối xã hội; đáng nói, 30 người còn lại với “nghiên cứu về đời sống nhà tù”có điểm số cao hơn hẳn về sự xung hấn, cửa quyền, áp chế xã hội và điểm thấp xuống về sự vị tha và thấu cảm, so với 61 tình nguyện viên cho “nghiên cứu tâm lý”. Đối lập với cách tiếp cận tình huống, nghiên cứu mới nhắm vào quan điểm tương tác trong hành vi con người, cho rằng nhân cách người ta ảnh hưởng tới các tình huống họ thấy mình ở đó. “Chúng ta sống đời mình thông qua lựa chọn việc ở một số tình huống này và tránh rơi vào tình huống khác; ngoài ra, các cá nhân mang tâm trí giông giống nhau hay kiếm tìm các tình huống tương tự. Vì thế, dù là nghiên cứu của Zimbardo hay nhà tù thực tế Abu Ghraib, các tính cách giống nhau rất có thể “tác động qua lại khá yếu ớt với sự chống kháng việc lạm dụng và củng cố nhau thêm về ước ao dấn mình vào chuyện đó”.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top