Làm thế nào nói ra chuyện bắt nạt và sức hút chú ý tiêu cực

Nhận được câu hỏi đặt thẳng vấn đề: Các bước nhà tham vấn tâm lý tiến hành để một bé học sinh nói ra chuyện bị bắt nạt? Anh làm sao để trẻ trải lòng?

Trả lời: Đầu tiên các nhà tham vấn thiết lập mối quan hệ nâng đỡ, thấu hiểu, và trên hết, thật an toàn. Trẻ bị bắt nạt không chỉ kinh sợ việc bị bắt nạt mà còn kinh sợ các bước bố mẹ, nhà tham vấn và thầy, cô giáo có thể thực hiện nhằm chỉnh sửa tình huống. Trẻ sợ rằng sự can thiệp của người lớn có thể khiến tình huống tệ hại thêm. Dùng nhiều mưu kế liên quan tình huống để cho trẻ cảm thấy an toàn. Các ông bố thường to tiếng ra lệnh “Con nói bố nghe bạn nào đánh con để bố đến gặp bố bạn kia nói chuyện cho ra nhẽ!”; nghe tê hơn cả chuyện bị bắt nạt. Hãy giúp trẻ biết các hành vi của cô/ cậu bé chính là biểu hiện đang bị bắt nạt và tình huống đó khá thông thường khi đi học; cũng cho trẻ biết rằng có nhiều cách giải quyết tình hình và giải pháp đang tìm kiếm không gây nên thêm chuyện nữa.

Làm việc với trẻ bị bắt nạt, quan trọng cần nhớ rằng trẻ có thể không nhận ra đây là điều hay gặp ở trường lớp, hồi còn nhỏ. Chúng có thể cảm thấy cô độc, vì chẳng có giải pháp nào khả dĩ… Khi trẻ cảm thấy an toàn đủ để kể lại tình hình, đảm bảo với chúng đây là chuyện thường thôi và các chiến lược xử lý có thể sẽ triển khai tiếp theo.

Đừng quên các cậu trai bắt nhạt và hăm dọa về mặt thân xác, các cô gái thì dùng chiêu trò công kích ‘quan hệ’. Các cô gái cũng bắt nạt không kém song theo cách lây lan tin đồn, nhục mạ bằng lời nói, cho ze khỏi nhóm chơi, làm mọi người xa lánh, và bắt nạt về mặt cảm xúc các nữ sinh khác. Bé ở giai đoạn vị thành niên thường nảy sinh triệu chứng trầm cảm và các rối loạn lo âu khi bị bắt nạt. Khi phát hiện các dấu hiệu căng thẳng và bất an, cần nhấn mạnh các dấu hiệu này rồi dần tìm cách tiếp cận vấn đề khả dĩ bị bắt nạt khi trẻ cảm thấy an toàn với mình.

————-

Nếu đang kiếm tìm nguyên nhân sâu xa của hành vi sai trái ở trẻ, thu hút chú ý là điều giải thích dễ nghĩ tới. Không phải mỗi ví dụ trẻ nhỏ hành động đích thực là tiếng kêu khóc muốn được chú ý, nhiều tình huống quả vậy. Về sau, người ta sẽ cảm thấy bị đe dọa hoặc dự tính tự sát theo nỗ lực có cân nhắc để được nghe thấy.

Biết các dấu hiệu thu hút tiêu cực là một chuyện, song làm gì khi chuyện đó nhắm vào chính bản thân mình đây? Có 3 con đường lựa chọn. Thú nhất, và rất quen thuộc, trừng phạt hành động sai trái. Bố mẹ nhận ra quyền lực thúc đẩy chấp thuận và tuân thủ nhanh chóng sẽ tàn dần khi trẻ lớn lên rồi đạt được khả năng lẫn sự tự quản lý bản thân. Lờ đi tính tự trị vì nó mang lại nhiều cơ hội được chú ý nhiều hơn, trẻ có thể minh họa việc lặp đi lặp lại hành động sai trái. Với các vụ bạo hành nghiêm trọng, trừng phạt có thể là lựa chọn hợp lý.

Có thể bố mẹ trẻ bảo con cái làm ngơ chuyện bắt nạt rồi sẽ êm xuôi thôi. Chí ít, về nguyên tắc không sai. Khi mục tiêu là chú ý, lờ đi những lăng nhục nọ kia là cách khác để giảm thiểu vụ bắt nạt nếu không trừ tiệt được hành vi kiếm tìm sự chú ý; xét dưới góc độ kỹ thuật, làm hành vi xấu biến đi thông qua việc làm phần thưởng biến đi gọi là ‘tiêu hủy tất cả’. Không phải lựa chọn dễ. Trước hết, phải từ bỏ nhu cầu về công bằng, chính trực và thậm chí, trả đũa lại; thứ đến, tiến hành cái gọi là ‘cho nổ tung tanh bành hết luôn’ khiến những kẻ bắt nạt hiểu là các chiêu trò không còn tác dụng nữa, rồi chúng sẽ ôm giữ trò chơi đến lúc đủ sức tung chiêu hiệu quả lại. Chiến lược ‘thiêu hủy toàn bộ’ có thể gây phản tác dụng, và bất kỳ mất mát trong xử lý sẽ củng cố hành vi mãnh liệt hơn hẳn, và trẻ sẽ có kết cục tệ hai chứ không như mơ tưởng lúc khởi phát kế hoạch.

Con đường cuối thách đố nhất: cho kẻ gây rối điều nó muốn. Nếu muốn được chú ý thì được chú ý, dĩ nhiên, nếu cho liền sự chú ý sau các hành động tồi tệ rồi mình có thể mong chờ hành vi không tiếp diễn nữa. Chiến lược rõ ràng tỏ ra tốt hơn với một số tình huống nhất định: bạn bè và người thân gia đình nhờ đáp ứng nhu cầu chú ý là cách hay để phát triển tốt đẹp các mối quan hệ. Và khi nhu cầu chú ý được thỏa mãn, giờ đây mình sở hữu năng lực xã hội đủ để mình dạy phần, người tương tự đòi hỏi những gì chúng muốn theo cách tích cực.

Khi rành luật chơi như sự chú ý tiêu cực, hành vi từ sàn tập lên sân khấu chính sẽ cực kỳ thách thức. Nhận ra hành động đòi hỏi sự chú ý, mình có thể dùng điều đã biết để trừng phát kẻ phạm lỗi, hoặc thỏa mãn nhu cầu trong khi kến tạo một kênh giao tiếp tốt lành hơn cho những đòi hỏi trong tương lai.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top