Tại sao có những người thế mạng cho niềm tin phi lý?

Đọc lướt báo chí quốc nội về những vụ việc thời sự như quan điểm chặt 6.700 cây để trồng thay thế trên đường phố Hà Nội hay chuyện công an đang xác minhdư luận viên‘ ngăn người tưởng niệm liệt sĩ đảo Gạc Ma, hay phân tích bên lề dự toán ngân sách 2014 đều không cười nổi.

Trên mạng xã hội facebook, cô cựu sinh viên gửi tin nhắn thật thao thiết rằng “em nhận thấy mối nguy hiểm cho nhân loại khi có nhiều kẻ thái nhân cách giữ vị trí quyền lực trong chính phủ, nhà nước. Nhưng sự thật đau lòng là đa số mọi người ko biết những nhà chính trị nước họ là kẻ thái nhân cách. Nguy hiểm hơn nữa là những kẻ thái nhân cách chính trị đó còn điều khiển cả các tổ chức truyền thông, báo đài, để mị dân…”

Các kẻ thái nhân cách (psychopaths) vừa nêu trên không lạ lẫm gì với sách báo ngoại quốc, thậm chí có cả bộ môn nghiên cứu về tội ác chính trị (ponerology); chẳng hạn, tác giả, nhà tâm lý học Martha Stout thuộc trường Y khoa Harvard ước tính 4% dân số là kẻ thái nhân cách xã hội (sociopath) có ý thức, tức thuộc loại không thấu cảm, cảm xúc chi chi với người hay vật; chỉ xét đất nước Hoa Kỳ chẳng hạn, 4% là tầm 12 triệu dân Mỹ.

Vậy, nếu chỉ khoanh vùng ở một phạm vi chừng mực và ít cực đoan hơn, liệu đâu là những lý giải đưa ra với những ai thế mạng cho niềm tin phi lý?

Chắc chắn, điều thách thức nhất về sự điên khùng của vòng cung bảo thủ khi giữ rịt cái vai con tin thế là băn khoăn khó hiểu nổi cách thức họ có thể đẩy xuống trong lòng thế giới quan lý tưởng sâu kín đến mức không hề nhận ra những gì mình đang tiến hành đích thị tự hủy hoại bản thân? Làm thế nào mà họ si mê ghê gớm khiến không thấy nổi điều ấy?

Câu trả lời khả dĩ chẳng đến từ chính trị mà thuộc lĩnh vực tâm lý học xã hội. Nghiên cứu cách chúng ta xác định quan điểm chứng tỏ, ta đẽo gọt quan điểm đến độ chúng nhất quán với những ai nằm trong nhóm người sát gần nhất với bản dạng chính mình. Động cơ để lập luận theo cách ấy, có lẽ xuất phát từ sự kiện là động vật xã hội, chúng ta dựa cậy vào nhóm của mình vì sức khỏe và an toàn của bản thân. Vì thế, chúng ta muốn nhóm chấp nhận mình như một thành viên tốt đẹp hiện hành; điều ấy tạo cảm giác an toàn. Chống kháng với nhóm hội ư? Nguy hiểm vô cùng. Cứ xem xét điều mình cảm nhận khi dám tranh cãi với niềm tin thiết lập vững vàng lâu nay trong nhóm đi; mình sẽ thấy ớn ghê cảm giác bị đe dọa chối bỏ và sự căng thẳng tinh thần. Một cách sinh học, đó là stress, tức sản phẩm trực tiếp của đáp ứng chiến- hay- biến hoặc tê cứng trước nguy hiểm thể lý đích thị.

Và khi phụ thuộc vào nhóm để giữ mình an toàn, cũng sẽ cảm thấy về mặt nội tạng, sự khó chịu dễ nhận ra trên thân xác khi nhóm mình thua trong khi tỉ thí với các nhóm khác, bất kể đó là đội bóng đá ưa thích, đất nước, hoặc đảng chính trị. Nên nhân danh sự an toàn và trạng thái sống còn, chúng ta bị thôi thúc chấp nhận quan điểm nhất quán với nhóm của mình, cốt nhằm duy trì độ cố kết và tính thống nhất đặng giúp nhóm mình thành công trong trận chiến với các nhóm khác giành lấy quyền thống trị và đưa ra quy tắc vận hành xã hội.

Nhận thức văn hóa (cultural cognition) về các nhóm mình định dạng theo không đơn giản chỉ là các nhãn mác chính trị- xã hội quen thuộc mà hơn thế, còn nằm ở sự ngay hàng thẳng lối nhóm xoay quanh các cách thức cơ bản nhóm chúng ta muốn xã hội vận hành.

Ví dụ, trái với nhóm những người ưa thích tôn thờ tự do cá nhân, nhóm thích thứ bậc muốn sống trong một xã hội vận hành bởi các thang bậc xếp sẵn theo tầng lớp kinh tế- xã hội, mọi người ở vị trí đúng như trật tự truyền thống vốn đem lại sự thoải mái, vững bền ‘lâu nay vẫn thế’. Về mặt chính trị, người theo thứ bậc tôn ti thường bảo thủ, ưa thích thị trường tự do hằm duy trì vị thế nguyên trạng và khó ưa việc chính quyền ‘quấy rầy’ vì gắng sức nỗ lực tạo nên nhiều điều công bằng và linh hoạt cho tất cả.

Không có gì sai trái cả cho đến khi nhu cầu tâm lý/ cảm xúc dính dáng với độ cố kết và tính thống nhất của nhóm khiến người mang não trạng bảo thủ và lưu giữ quan điểm phòng vệ cực đoan đến nỗi họ quây ý thức hệ lại và đối xử với những ai bất mãn, trái ngược quan điểm với mình như kẻ thù; thậm chí đẩy xa thành sự thỏa hiệp và tiến hành rằng *tất cả* chúng ta cần giải quyết các vấn nạn to lớn đang đặt ra trước mặt *tất cả* chúng ta. Thôi thúc mang chất đấu nhau của tính não trạng bảo thủ nhóm đến từ đâu? Cái gì giục giã đầy đam mê để các não trạng lập luận thế?

Lần nữa, câu trả lời khả dĩ, nhờ tâm lý học, cụ thể là tri nhận về nguy cơ (risk perception). Mỗi dịp sợ hãi, chúng ta kiếm tìm những điều triển khai cho mình cảm giác kiểm soát, vì cảm giác kiểm soát tạo an toàn hơn hẳn trạng thái mất mát uy quyền và bất lực. Trợ giúp nhóm mình và nâng cao sức mạnh của nó rồi làm tăng thêm điều tương tự đủ để phe ta chiếm ưu thế, tái đảm bảo cảm giác kiểm soát. Và càng ngại sợ bao nhiêu, chúng ta càng dễ tiến hành như thế… càng dữ dội và mãnh liệt cái tâm trí xét đoán bất kỳ sự kiện nào xung đột với quan điểm của nhóm mình, vì vậy chúng ta dễ duy trì tính thống nhất của nhóm đồng thời cho bản thân cảm giác kiểm soát và an toàn.

Đấy có thể là cách ý thức hệ khiến chúng ta mù lòa trước thực tế đời sống, thừa đất sống cho các hình nhân thế mạng cũng như góp phần lý giải tại sao các niềm tin phi lý đi kèm lợi lạc thụ hưởng vô bờ tiếp tục hiện hữu.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top