Khi nỗi sợ biến bé thành đứa trẻ ngỗ ngược, khó ưa…

Câu hỏi của độc giả làm tôi muốn chia sẻ sâu thêm về nỗi sợ hãi có thể biến trẻ nhỏ thành đứa ngỗ nghịch, bạo ngược khó ngờ.

Hầu hết chúng ta chống chọi với nỗi sợ bằng cách này hoặc cách khác. May mắn, đa phần chúng ta học được cách sống với hoặc vượt qua chúng ở một phạm vi kiểm soát nhất định mà không bị quá nhiều ảnh hưởng nặng nề.

Song nếu nỗi sợ của người ta dễ thuộc bản chất gây tê liệt thì khi sự vụ xảy đến, sống với nỗi sợ tương tự như sống với một tên bạo chúa vậy: đòi hỏi quá mức ảnh hưởng tới mỗi một hành động. Hơn thế, thường bắt gặp các thành viên khác trong gia đình cũng cảm thấy như đời mình đang bị khống chế ghê gớm lúc người thân trải qua sức ép do nỗi sợ làm tàn tạ. Rồi khi, thông qua nỗ lực đầy ý nghĩa đặng giải quyết thật tốt lành cùng người sợ hãi, các vị khác cảm nhận việc đang sống dưới ách chuyên chế hơn lên do đã ‘cho phép’ một cách vô ý khiến nỗi sợ dai dẳng thêm hoặc thậm chí còn tiếp tục leo thang.

Trẻ em có thể đương đầu với nhiều lo âu và sợ hãi xuyên suốt thời kỳ tuổi hoa. Rất nhiều bé dường như trải qua các giai đoạn muốn thoát khỏi hoặc chiếm ưu thế đủ dạng nỗi sợ nọ kia đến độ việc chống kháng nỗi niềm sợ hãi trở thành hợp phần tự nhiên của sự phát triển.

Song lắm khi trẻ dần bị chốt khóa trong vòng kiềm tỏa của nỗi sợ gây liệt kháng khủng khiếp khiến chúng hống hách, làm chúa tể ở nhà mình. Ví dụ, trẻ đang trải qua cơn sợ côn trùng biết bay (do đó, không dám liều ra ngoài mùa sâu bọ sinh sôi) có thể dẫn đến kết cục phá vỡ chuyến đi chơi công viên của cả nhà. Trẻ sợ động vật có thể làm gia đình mất vui khi bố mẹ bố trí xem xiếc thú. Trẻ e ngại các trò cưỡi lái dễ biến ngày nghỉ du ngoạn cuối tuần thành trải nghiệm tồi tệ, nhất là với bố mẹ và người chịu trách nhiệm trông nom, vì các cơn tam bành và hành vi né tránh của chúng.

Khi nỗi sợ gây liệt kháng, hầu như mọi người liên quan đối tượng đang sợ đều bị ảnh hưởng, và đời sống chợt rắc rối với tất cả. Điều tương tự cũng xảy ra trong các gia đình khi một thành viên bị cơn nghiện vây khốn rồi cơn nghiện rốt ráo khống chế ít nhiều đời sống của mọi người trong nhà (ý nghĩa của cái gọi là ‘làm khổ lẫn nhau’/ codependency).

May thay, tin tốt lành là nỗi sợ hãi và cơn lo âu nằm trong số trục trặc tâm lý có thể trị liệu được. Hiện có nhiều cách tiếp cận ‘nỗ lực và xác thực’ mà thảy đều đem lại tỷ lệ thành công tốt đẹp; một giải pháp mỹ mãn quen thuộc là phơi nhiễm (exposure).  Để vượt thắng một nỗi sợ, mình buộc phải đối đầu rốt ráo, bất kể nỗi sợ vốn khó định hình thật thấu tỏ (vốn là điều thuộc về lo âu) hoặc nỗi sợ là điều gì đó cụ thể hay tình huống riêng biệt (ám sợ gán nhãn). Kiên trì phơi nhiễm bản thân với thứ thường né tránh và cho phép mình trải nghiệm sự kiện rằng các hậu họa ghê gớm mình quen tưởng tượng đã không xảy ra là cách hay nhất làm giảm thiểu hoặc thậm chí dần tiêu trừ đáp ứng đầy sợ hãi. Bây giờ để người ta đối đầu với những gì thích né tránh là chuyện rất thách thức, vì thế, nói chung, việc chỉ thành tựu ‘một cách có hệ thống’; dùng lối tiếp cận sao cho người ta ngày càng dễ tiến sát gần hơn với điều họ sợ nhất, để họ cảm thấy an toàn ở mỗi một bước nhỏ tiến bộ, tuần tự ‘giải mẫn cảm’ họ trước các tình huống khơi dậy nỗi niềm sợ hãi.

Các phương pháp phơi nhiễm khác dùng cách thức mãnh liệt và ngay liền hơn, như độ căng thể hiện trong kỹ thuật ‘nhâm ngúng’ (immersion) và ‘ngập tràn’ (flooding). Trong khi người lớn khá sẵn các nguồn lực để giải quyết với các cách tiếp cận mang tính đụng độ sát sườn thế, trẻ em quá nhạy cảm để rồi chúng dễ làm bản thân thân tổn thương hơn, do đó, rốt cuộc chỉ tổ làm tăng thêm nỗi niềm sợ hãi. Đứa trẻ nào cũng tự nhiên cưỡng lại bất kỳ nỗ lực phơi nhiễm, nhất là lúc ban đầu, nên quan trọng là khởi sự đơn giản thôi rồi củng cố sự già dặn dần bằng mỗi một bước nhỏ tiến tới. Có lẽ, mưu mẹo nhất để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ là đồng thời xử lý cách thức các thành viên khác trong gia đình sơ xuất ‘gây nên’ nỗi sợ làm trẻ càng nảy bật lảng tránh khiến kéo dài thêm điều khó chịu.

Giúp trẻ đương đầu và tuần tự vượt qua sự suy yếu do nỗi sợ đòi hỏi điều nôm na ‘lòng thương yêu cứng rắn’, trong khi mình không những luôn luôn thể hiện mối quan tâm mà còn lưu ý không củng cố các ý niệm rằng thực tế có điều gì sợ hãi đang tồn tại hoặc cách an toàn là tránh tình huống làm trẻ sợ hãi. Và đó đích thị những gì xảy đến khi người trong nhà chấm dứt việc mua vui bằng việc dọa trẻ.

Trẻ em vượt thắng các nỗi sợ và ám ảnh của bản thân với lối trị liệu đúng đắn thường được hưởng nhiều lợi lạc khác. Khi tăng lên khả năng đối đầu các tình huống chúng thường quen né tránh mà không cảm thấy tê liệt, trẻ căn bản cảm thấy vừa quyền làm chủ vừa hiệu lực vào bản thân. Chúng không chỉ dần điềm tĩnh vì nỗi sợ lắng xuống mà còn tự tin hẳn. Trẻ cũng học hỏi được cách biết nhắm tiêu điểm tập trung đời mình. Không còn bị nỗi sợ kiểm soát nữa, trẻ cảm thấy cần tự chịu trách nhiệm đảm đương nhiều hơn.

Các thành viên gia đình khác trải nghiệm lợi lạc tích cực tương tự. Không còn bị nỗi sợ hãi kiềm nén từng gây phiền phức cho trẻ nhỏ, họ thoải mái khỏi kinh qua vô vàn chiêu trò ngạo ngược của tiểu bạo chúa trong nhà.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top