Chối bỏ như một cơ chế phòng vệ

Với người nhiễu tâm (neurotics), chối bỏ (denial) là cơ chế phòng vệ vô thức bảo bọc họ chống lại trải nghiệm đớn đau không chịu đựng nổi. Với kẻ bị loạn tâm (disorderded), những gì chúng ta quen ghi nhận như các cơ chế phòng vệ vô thức (chối bỏ chẳng hạn) thường là các sách lược có tính toán nhằm khôn khéo tạo ấn tượng, diễn trò, và lảnh tránh trách nhiệm.

Dạng nhiễu tâm dùng nhiều thứ cơ chế nội tâm đặng chống giữ, che chắn trước trải nghiệm nỗi đau cảm xúc và làm khuây khỏa lo âu. Hầu hết mọi người nghe nói về các ‘cơ chế phòng vệ’ cơ bản này. Đấy là các công cụ *vô thức*, dù quyền năng song tỏ ra không thích đáng hoặc không luôn luôn cực kỳ lành mạnh tựa các cách thức giảm bớt nỗi đau cảm xúc. Các ‘triệu chứng” mà cá nhân kẻ loạn tâm khiến nhà trị liệu chú ý là kết quả lo âu sót lại hoặc nỗi đau cảm xúc vẫn còn đó sau việc dùng chẳng mấy hiệu quả một hoặc nhiều các ‘cơ chế phòng vệ’ đặc thù. Vào những dịp khác, một người dễ nhờ cậy trợ giúp bởi vì ‘các phòng vệ’ dần tăng thêm sự thiếu thích ứng hoặc bắt đầu bẻ gãy, để mặc nỗi đau cảm xúc ẩn bên dưới chúng nổi lên bề mặt.

Các tính cách loạn tâm dấn thân vào một số hành vi quá ‘tự động’ đến độ gợi ý nghĩ thực hiện chúng hoàn toàn vô thức. Thoạt nhìn, các hành vi này giống với các cơ chế phòng vệ và dễ diễn giải thành như thế, nhất là bởi các cá nhân bị ngâm quá mức trong các hệ hình truyền thống. Tuy vậy, xem xét kỹ càng hơn, các hành vi này chính xác ra phải được gọi tên là những sách lược diễn trò, mánh lới gây ấn tượng và chống kháng trách nhiệm.

Lấy ví dụ về một người phụ nữ kết hôn và sống cùng chồng 40 năm nay, và bà vừa đưa ông vào bệnh viện vì trong khi họ làm việc ngoài vườn thì ông ấy chợt nói năng khó khăn rồi trông có vẻ kiệt quệ. Các bác sĩ chẩn đoán chồng bà bị đột quỵ, giờ não đã chết và sẽ không hồi phục được. Dẫu thế, mỗi ngày bà vẫn vào bên cạnh giường ông, nắm tay và trò chuyện. Các điều dưỡng bảo ông không thể nghe thấy song bà vẫn nói với ông hàng ngày. Các bác sĩ bảo ông không hồi phục được song bà thì tự nhủ với bản thân rằng ‘tôi biết ông ấy sẽ qua khỏi, ông ấy là một người đàn ông mạnh mẽ’. Người phụ nữ này đang ở trong một trạng thái tâm lý lạ lùng: trạng thái chối bỏ. Bà rất khó khăn để tin những gì diễn ra. Mới đây thôi, bà còn ở ngoài vườn cùng ông, thích thú bên nhau làm công việc ưa thích. Trước hôm xảy đến sự cố một ngày, họ cùng nhau đến thăm gia đình một người bạn. Ông ấy cơ chừng toát lên nét vẻ thật hạnh phúc và khỏe mạnh. Ông ấy không đau ốm gì lắm khi bà đưa vào bệnh viện. Thế mà, trong chớp mắt thôi, họ đang nói rằng ông sắp chết. Nỗi đớn đau thấm đẫm cảm xúc này bà chưa từng phải chịu đựng. Bà không sẵn sàng chấp nhận việc người đàn ông đầu ấp tay gối suốt 40 năm qua sẽ không về cùng nhà với bà nữa. Bà không chuẩn bị tinh thần cho việc sống cuộc đời vắng bóng hình ông. Vì vậy, tâm trí vô thức cung cấp một phòng vệ hiệu quả (hầu như tạm thời) để bà chống lại nỗi đớn đau. Rồi dần mai một, khi bà đủ khả năng chấp nhận thực tế phiền não, sự chối bỏ của bà bị bẻ gãy, lúc ấy, nỗi đau bấy lâu tích chứa phun trào và bà sẽ xót buốt cõi lòng ghê gớm.

Một ví dụ khác về cái gọi là ‘chối bỏ’. Nam (tên giả), quen bắt nạt trên lớp, đi dạo với một trong các bạn học không nghi ngờ gì rồi tiến hành giật tung cặp sách bạn đang cầm, đá tung tóe sách vở khắp nơi dưới sàn nhà. Đúng lúc đó, giám thị hành lang bắt gặp nên nghiêm nghị hét lên “Nam!”. Cậu bé mở rộng vòng tay, làm cử chỉ ngạc nhiên và biểu tỏ vẻ mặt ngây thơ vô tội “Cô gọi gì em ạ?”. Liệu Nam đang sống một tâm trạng khác? Trạng thái thay thế này có thể giúp cậu chịu đựng nỗi đau cảm xúc? Nam không thực sự hiểu chuyện gì vừa diễn ra hay cậu ta nghĩ rằng mình nào có làm điều gì đâu cơ chứ? Cậu ta quá héo hon vì tội lỗi và/ hoặc tủi hổ vì điều mình gây ra đến độ cậu đơn giản không thể tin nổi mình thực sự đã làm chuyện khủng khiếp? Khả năng câu trả lời là Không. Nam chắc chắn quan tâm nhiều tới chuyện cậu ta có thể bị trừng phạt, kèm với lời thông báo tới bố mẹ, và thậm chí có thể bị đình chỉ học tập. Nên cậu chuẩn bị thử một chiến lược dài hơi. Cậu sẽ làm hết sức để vị nữ giám thị tin rằng không thực sự thấy những gì đôi mắt mình đã ghi nhận. Sảnh đường đông nghẹt. Có thể là ai đó khác chăng. Có thể hành động ấy chỉ là ‘tình cờ’. Nếu cậu ta thể hiện vừa đủ vẻ ngạc nhiên, ngây thơ, và sự phẫn nộ chính đáng thì biết đâu chừng, đúng là biết đâu đấy, cô giáo sẽ bắt đầu tự nghi ngờ bản thân. Cậu bé hy vọng, không giống mình, cô giáo có thể là dạng nhiễu tâm (chẳng hạn, mang lương tâm thái quá và cảm giác cực đoan về tội lỗi hoặc tủi hổ) để nghĩ rằng cô giáo có thể đánh giá nhầm tình huống, có thể cô giáo thậm chí tự mắng mỏ bản thân vì vội vàng quy kết hoặc dễ góp phần gây nên một nỗi đau cảm xúc. Sách lược này từng được việc rồi, có thể nó sẽ lại tiếp tục được việc lần nữa.

Ví dụ vừa nêu dựa vào một trường hợp có thật. Đáng lưu ý, khi ‘Nam’ nhận ra cậu ta không thể diễn trò với giám thị hành lang, cậu bất đắc dĩ ngừng việc chối bỏ và nói rằng, ‘Vâng, có thể em làm thế thật song cô giáo giám thị đã tin chắc vậy vì cô ấy luôn nói xấu về em’. Nam đang dùng một số chiêu thức khác để diễn tiếp trò sắp đặt, dẫn dắt và tạo mánh khóe gây ấn tượng; điều quan trọng nhất cần nhận ra là không giống với những gì xảy ra trong trường hợp chối bỏ tâm lý đích thực như một cơ chế phòng vệ, vụ của Nam không cho thấy nỗi thống khổ được biểu lộ và thể hiện buồn thương khi sự chối bỏ kết thúc. Lý do đơn giản là tự bản thân Nam chưa bao giờ ‘chối bỏ’ (trạng thái tâm lý). Cậu ta chỉ đang nói dối thôi, và dần cậu ta ngừng việc nói dối vì chuyện đó chẳng dẫn cậu ta đến đâu cả. Cậu ta chuyển từ việc nói dối sang xin lỗi và hành hạ nạn nhân cũng là các chiêu trò dẫn dắt và mánh khóe gây ấn tượng hiệu quả.

Không thể nhấn mạnh đủ rằng ‘chối bỏ’ của người phụ nữ lớn tuổi bất hạnh thì không giống với sự ‘chối bỏ’ của cậu bé bắt nạt bạn học tên Nam. Một là cơ chế phòng vệ, một thuộc chiêu trò dẫn dắt và lảng tránh trách nhiệm; một là cơ chế vô thức bảo bọc người ta khỏi nỗi đau khổ cảm xúc sâu thẳm, một là lời nói dối được tính toán và cân nhắc rõ ràng.

Tuy thế, thực tế nhiều vị dùng cùng thuật ngữ để mô tả các hành vi rất khác hẳn nhau này. Ít nhiều cảm thấy khó chịu khi ngay cả người hành nghề chăm sóc sức khỏe còn xem là chỉ có mỗi một dạng chối bỏ và họ thường giả định rằng hễ cứ nhắc tới chối bỏ thì bó nó vào mớ cơ chế phòng vệ phức tạp. Nghe họ nói về thân chủ cứ ngoan cố ‘phòng vệ’ thuộc hành vi có vấn đề này khác khi thực chất, họ đang mô tả thân chủ còn tiếp tục ‘nói dối và trình diễn’ như phần của trò chơi bày đặt gây ấn tượng và lảng tránh trách nhiệm. Lần nữa, ‘chối bỏ’ e là một trong các thuật ngữ sức khỏe tâm thần dễ bị dùng sai.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top