Mới ngoài 20, thích giao tiếp và nhìn đời tích cực. Người luôn tràn đầy nhiệt huyết song một tháng trở lại đây thì đâm lo lắng, mất kiên nhẫn và cáu gắt; muốn ở riết trong nhà, không đi ra ngoài nữa vì nghĩ sẽ gặp đủ chuyện lắm người khiến mình bực bội; ngay cả bạn bè thân thiết nói làm gì cũng gây cho bản thân tức giận hoặc khó chịu. Biết là vấn đề nằm ở mình; bắt gặp bản thân nghĩ điều sai trái kiểu bạn bè chẳng còn thích mình nữa; tưởng tượng như có quả bóng lo lắng lớn dần lên trong lòng. Cảm thấy mệt dù không ngủ được, nằm trằn trọc suốt, và lúc nhắm mắt lại nhớ các tình huống tồi tệ và buồn bã.
Hôm nay thì kinh khủng khiếp. Định chỉ gặp mỗi bố để đi dạo cho khuây khỏa thế mà cuối cùng lại bắt điện thoại nghe một số lạ gọi tới… Thấy người rung lắc nhẹ, vài dấu hiệu cảnh báo lan khắp cơ thể và tim như nổ bùng song khi kiểm tra mạch thì khá bình thường. Hủy hẹn. Sau đó thấy quả bóng to đùng trong lòng bắt đầu lục bục rồi nước mắt chảy dài… Không nghĩ nên gặp bạn bè để khuây khỏa trở lại, vì e ngại người ta sẽ nhìn mình giống kiểu mình thích ở nhà vậy. Xấu hổ nhờ bạn bè khuyên nhủ hoặc giải thích giúp về tình trạng. Chưa từng thế này bao giờ nên sợ không thể kiểm soát thân thể lẫn cảm xúc. Thường tự đánh giá mình là kẻ độc lập, thực tế và tính cách mạnh mẽ; quen âm thầm xử lý các vấn đề cùng tình huống phát sinh rất hiệu quả.
… Nghe như người này đang đương đầu với cả trầm cảm và lo âu. Các triệu chứng bao gồm sự phấn khích tâm vận động (bồn chồn và mất tinh thần), khó ngủ say, giảm thiểu mối quan tâm với các hoạt động hàng ngày, và với đối tượng trẻ hơn, dễ cáu kỉnh. Thứ ‘cảm xúc kỳ lạ’ lưu ý khi nghe điện thoại giống như nỗi sợ bị tấn công vậy, thường gồm biểu hiện là tim đập thình thịch, người rung lắc, cơ thể nóng sốt, và sợ mất kiểm soát.
Nhiều người chưa từng trải qua các rắc rối tình cảm trước kia đột ngột thấy mình đang kinh nghiệm, đặc biệt khi họ tiếp chạm giai đoạn đầu trưởng thành. Đây là giai đoạn phát triển mang tới rất nhiều thay đổi ấn tượng bởi vì sự quá độ từ tuổi thơ và nhà trường sang tuổi trưởng thành và đi làm nên không ngạc nhiên lắm đòi hỏi thích nghi.
Các cảm xúc phiền muộn không có gì tội lỗi cả; chúng là sự kiện đời sống với rất nhiều người. Điều quan trọng giúp mình vượt qua giai đoạn khó khăn này là với tay ra và đề nghị trợ giúp. Tha nhân có thể cũng trải qua tương tự nên có thể đưa lời khuyên về cách thức xử lý; cũng có thể tham gia các nhóm tham vấn hoặc trị liệu cá nhân nếu thấy phù hợp.
Điều tồi tệ nhất là duy trì sự cô độc và tách biệt nội tâm cũng như ỳ ra, không làm gì như lơ là ăn uống do trầm cảm và lo âu. Nếu mình cứ đớn đau mãi thế thì tình hình sẽ càng thêm tồi tệ, chứ khó tốt hơn lên. Sơ khởi, có nhiều kỹ thuật hành vi làm giảm thiểu các triệu chứng trầm cảm và lo âu. Vấn đề chỉ là làm sao tìm ra chúng.
Ví dụ khác. Suốt thời trẻ, theo bố di chuyển và đi du lịch rất nhiều nên không gắn bó ai quá lâu. Chưa từng nhỏ lệ hoặc phải quan tâm cảm xúc quá mức; chỉ không nhận thấy tầm quan trọng của chúng trong những gì đang làm, cũng không thật thấy chúng giúp ích cho bản thân trong dài hạn. Thi thoảng khi biểu đạt cảm xúc ra xong rồi thì chỉ cảm thấy tồi tệ; thất vọng với bản thân khi bày tỏ chúng, ngay cả với riêng mỗi mình thôi.
Năm mới lên 12 tuổi, bố mẹ đã bảo là lạnh lùng, xa cách và đố mà ai ưa nổi chứ nói gì chuyện lấy được chồng. Hầu hết thành viên trong nhà và vài người bạn còn thấy có vẻ hăm dọa và đáng sợ. Tầm năm, sáu năm gần đây thì làm việc cởi mở hơn hẳn, thành người thân thiện nhờ đi theo các bước hướng dẫn đọc được trong các cuốn sách tự trợ (mỉm cười, gặp gỡ người tích cực, cười thoải mái, v.v…). Song việc cởi mở ấy chỉ làm mọi sự ổn thỏa ngắn hạn, vì để lại trong lòng mình rất nhiều cô độc hơn trước đây, là nguyên nhân khiến bố con lại tự dưng đâm cãi vã nhau. Song phải thừa nhận là tuy việc cởi mở bản thân tuy đem lại tiến bộ thật, nó dần tao nên sự đứt gãy về mặt cảm xúc, thậm chí ít tin tưởng vào người xung quanh.
Biết không hay ho, đúng đắn chút nào vì chẳng tin tưởng hoặc thể hiện cảm xúc ‘thật’ với người khác. Song hiện tại chưa tìm thấy cách hàn gắn, kết nối hay các bước phải thực hiện nhằm giúp bản thân cởi mở hơn, thậm chí vá sửa các vấn đề không mong muốn nảy sinh vì nỗ lực cởi mở.
… Thật vui vì nhân vật khao khát cởi mở hơn nữa với người khác. Có vẻ đấy đã là một tiến trình hết sức hụt hẫng, chắc bởi vì chưa chạm tới tâm điểm của vấn đề. Có thể người này bị xem là bắt chước hành vi chứa cảm xúc (mỉm cười, cười thoải mái) chứ không đích thị đem lại cảm nhận về chúng và thiên hạ thường hay đáp ứng kiểu thế (các khóa học kỹ năng mềm áp dụng chiêu tương tự). Đối tượng tiếp xúc có thể nghĩ mình thiếu thành thật, thậm chí, nhạo báng họ.
Bước đầu tiên chỉnh sửa là dừng biểu tỏ các cảm xúc ghê gớm. Thực tế, cảm xúc rất quan yếu; chúng cung cấp cho ta thông tin về bản thân và về môi trường xung quanh cũng như chỉ bày cho ta cách để kết nối thật ý nghĩa với những người khác. Cảm xúc còn giúp cơ thể mình mềm mại, tươi mát. Nếu đè nén cảm xúc quá lâu, cơ thể sẽ báo động trục trặc. E chừng đây chính là chỗ nhân vật đang trải qua. Do chôn giấu cảm xúc lâu quá đến độ giờ không biết làm sao để tiếp cận với chúng.
Các cảm xúc thường gây cho mình cảm giác tồi tệ vì chúng có thể đau đớn và khiến mình dễ tổn thương. Có thể hình dung là do bảo bọc bản thân tránh khỏi nguy cơ bị tổn thương mà mình quyết định ngay từ đầu là ngắt tách cảm xúc liền thôi. Trong khi đấy có thể là giải pháp tự vệ hữu ích ngắn hạn, nó có thể gây tàn phá nặng nề lâu dài về sau vì không có sự cân bằng. Mình có thể không thích cảm nhận các cảm xúc đau đớn song đóng sập chúng cũng có nghĩa là mình không cảm nhận được các cảm xúc tốt lành luôn. Cảm xúc dễ là điều kỳ diệu, cho mình trải nghiệm đam mê, tình yêu và niềm vui, và chúng còn cho mình cách thức phát triển các mối quan hệ đầy thỏa mãn sâu xa. Tuy thế, điều ấy kèm theo một số nguy cơ vì cảm xúc có thể và hay là nguyên nhân gây đau khổ; lý giải tại sao cảm nhận cảm giác và thậm chí, biểu đạt chúng không khiến mình yếu đuối nếu không muốn nói là làm mình mạnh mẽ thêm vì ước ao cảm nhận chúng bằng bất cứ giá nào. Ví von, dũng cảm chẳng phải là vắng mặt sợ hãi mà là làm mọi điều cần thiết phải thực hiện.
Bước kế tiếp là cho phép bản thân cảm nhận các thang bậc tình cảm khác nhau. Dành thời gian và không gian để mình có thể nghĩ về các ký ức riêng biệt (hạnh phúc, buồn bã, đáng sợ…) rồi cảm nhận về chúng. Để bản thân mình khám phá mỗi một cảm xúc ứng hiện trên cơ thể mình. Ghi nhật ký cách cảm nhận ra sao ký ức hoặc các cảm xúc. Nói với người hiểu biết về các cảm xúc của mình (một nhà tham vấn sẽ là lý tưởng để giúp mình tiến trình này). Hoàn thành nhiều lần để các cảm xúc dần trở nên tự nhiên. Khi làm thế được rồi, có thể tưởng tượng người khác cảm nhận ra sao rồi dùng các quan sát mới mẻ này khi trò chuyện. Hãy để mọi người biết cách mình cảm nhận mọi thứ. Hỏi họ về các cảm xúc của họ và xem xem mình có thể tìm thấy một vài điểm chung… Các quan hệ vững bền được xây dựng trên việc trao đổi qua lại các cảm xúc; đấy gọi là sự thân mật cảm xúc và nó có thể vô cùng vui vẻ, hồ hởi.
Có lẽ, khi mình đủ khả năng tạo dựng sự thân mật về mặt cảm xúc, trạng thái cởi mở với mọi người sẽ đến từ lòng mình sâu xa chứ không phải cái đầu tính toán.