Nhích lần lữa làm sao cho vừa người thích hoàn hảo

Làm gì khi mình thích hoàn hảo và đang rơi vào thói quen xấu của sự lần lữa?

Tự nhận mình thuộc dạng người tôn thờ trạng thái hoàn hảo kỳ cục, vì thực sự mình có nhiều thói xấu như ăn nhiều ghê gớm và hay lột da khơi khơi, rồi bỏ bê chăm sóc bản thân do thiếu ngủ, ít tập thể dục/ tắm táp và cũng không dùng thuốc bổ (khiến tóc xam xám sớm). Cách người này xử lý: thi thoảng thức khuya để lên danh sách việc cần làm nhằm thay đổi bản thân, quan sát cách điều chỉnh vấn đề, và đưa ra hàng triệu lời hứa chẳng giữ được. Hôm sau rối tung phờ phạc thì từ bỏ dự tính ngay và quay về các thói quen xấu.  Có nhiều kiểu suy nghĩ ám ảnh song lại không theo đuổi tới cùng, rốt cục cảm thấy chính mình tồi tệ: một số suy nghĩ ấy đã nảy sinh hồi mới học lớp 8 hoặc sớm hơn. Giờ đang là sinh viên đại học năm thứ hai và thấy chán ốm bản thân; mất tự tin và ngại quan hệ với bạn bè…

Thực tế, trong nỗ lực làm người hoàn hảo thì lần lữa, trì hoãn là công cụ chúng ta dùng để ngăn ngừa nỗi lo lắng cứ chực ăn tươi nuốt sống mình ngay và luôn. Ham muốn thành người hoàn hảo có thể tăng thêm stress và lo âu vào bất kỳ việc bản thân đang muốn áp dụng. Tính hoàn hảo đẩy ta làm nhiều việc dễ tạo cảm giác ngập lụt, to lớn vô cùng và tiêu tốn thời gian khủng khiếp. Thực hiện điều hoàn hảo đặt buộc ta bổ sung nỗ lực ngoài sức tưởng tượng nhằm đảm bảo nó ngon lành cành đào và không mắc sai sót nào; làm đi thử lại cho đến ổn thỏa mới thôi. Chưa nói, các tiêu chuẩn đặt ra cho bản thân phù hợp với trạng thái hoàn hảo khiến các mục tiêu khó bề chạm thấu. Càng cứng nhắc về mức độ hoàn hảo, càng không chấp nhận do chẳng đạt được các tiêu chuẩn cao đến thế. Và câu chuyện dần chuyển sang phần tồi tệ: lo lắng và sợ hãi thất bại tạo cho người mang tính hoàn hảo đôi lúc thấy khá bị hăm dọa. Chính khi đó, sự lần lữa bước vào. Là cách tránh né và phòng thủ kín đáo, lần lữa minh họa cho việc chúng ta gỡ bỏ xuống gánh nặng, khỏi đương đầu với kỳ vọng cùng tiêu chuẩn cao vời, khiến mình không phải đối diện rồi cần thiết giải quyết chi hết.

Hầu hết người thích hoàn hảo cũng có thói tật mê chỉ trích bản thân. Nên khi chẳng đáp ứng với các mục tiêu và tiêu chuẩn đến thế, họ thường đổ tội cho bản thân, căm ghét chính mình, và sợ kẻ khác thất vọng. Nghĩ về sự trì hoãn như tấm chắn che đậy khuất mắt mọi sự sa lầy về mặt cảm xúc này. Tuy nhiên, trừ khi mình có kỹ năng hiếm hoi để đợi tới phút cuối trông thấy rõ ràng mọi việc hoàn thành tốt nên rốt cục lần lữa thành thứ đáng nguyền rủa, đồ của nợ tởm ghét. Mọi gắng sức né thoát các cảm xúc thông qua sự lần lữa chỉ tổ làm họ bắt gặp lại chúng về sau khi họ không thỏa mãn hoặc quá hạn cuối cùng đặt ra. Mục tiêu của sự lần lữa là né tránh các cảm xúc mà rốt cục lại gặp đúng các cảm xúc muốn tránh né ấy.

Cách xử lý tốt hơn các cảm xúc này là hiểu thấu mục tiêu mình muốn gì khi nảy sinh ra trò lần lữa: điều khiển nỗi lo niềm sợ. Khởi sự biết rằng lần lữa không phải là cách tốt nhất đặng kiểm soát lo lắng. Bắt đầu hiểu rõ nó rồi đây sẽ chỉ mang mình chộ mặt lần nữa các cảm xúc bản thân từng cố hết sức tránh mà thôi. Một khi tin rằng lần lữa cóc được việc như mình thiết tưởng, ta có thể cởi mở kiếm tìm cách khác xử lý nỗi niềm âu lo. Ăn, ngủ, chơi đùa. Bẻ nhỏ một nhiệm vụ lớn thành các mẩu nhỏ hơn. Nghỉ ngơi, vâng, nghỉ ngơi. Đúng thế, đề nghị mình dừng những gì đang tiến hành và chầm chậm lại… Đây là sự trì hoãn tốt lành. Cho phép mình dành thời gian hồi phục sức khỏe và tránh kiệt quệ do cố thúc đẩy bản thân dấn bước.

Tiếp theo, bắt đầu khám phá các động cơ ẩn giấu bên dưới tính hoàn hảo; thói tật cầu toàn cứ dần trở nên gây hại vì mình sợ tạo ra sai lầm, sợ thất bại, gắng buộc sống theo kỳ vọng của những kẻ khác, hoặc do tự dằn vặt bản thân kéo dài quá lâu. Dĩ nhiên, cũng cần biết rằng cầu toàn không phải là cách hữu hiệu gì để xử lý các trục trặc dây dưa vừa nêu. Thách thức thói lần lữa sẽ đi kèm với việc kiểm tra xem xem các tiêu chuẩn đề ra có đạt được không và nhìn nhận chúng đúng là không thể chạm tới thật. Chúng ta cũng cần cảm thấy dần thoải mái bộc lộ các điểm yếu kém, học cách đón chào vui vẻ những lỗi lầm lộ diện, và thay đổi lối suy nghĩ đen trắng rạch ròi quá mức vốn hay cặp đôi với tính cầu toàn và thói tật thích hoàn hảo.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top