“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”: trong trập trùng thế giới của huyễn tưởng

Quờ tay vào huyễn mộng- thấy đong đầy thuyền mơ...
Quờ tay vào huyễn mộng- thơ đong đầy thuyền mơ…

Bộ phim Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh cố ghi nhận những chuyển biến tuổi phơi mặt chìa tay mưa nắng thời đói nghèo chưa xa ở nông thôn miền Trung; dĩ nhiên, câu chuyện thật thơ trên cảnh sắc Việt Nam ấy thừa gợi hứng về chủ đề ghét bỏ, bảo bọc và cạnh tranh khi yêu thương vơi đầy mơ hồ trong tâm tưởng nhân loại lúc người ta còn nhỏ dại.

Đứng trước viễn cảnh huyễn mộng giã từ, khán giả ít nhiều dễ nhận ra cái phong cách rập khuôn điện ảnh Hollywood, lối diễn xuất Hàn quốc và kiểu kể chuyện hiện đại tin rằng không khó để thỏa mãn xu hướng hội nhập toàn cầu. Mặt khác, chúng mình cũng nhanh chóng bắt mắt bởi thế giới của vô vàn huyễn tưởng mà các nhân vật nhí lớn lên không ngừng được dựng xây từ sách vở, chuyện kể truyền miệng, lịch sử vùng đất duyên hải, văn hóa cổ xưa, tập tục gia đình, thảm trạng kinh tế nghèo đói. Đấy là tình thương yêu, các mối quan hệ gắn bó thân mật, nỗi niềm chia ly hụt hẫng, giai đoạn quá độ mất mát, khủng hoảng và biến cố đời sống.

Bộ phim về tuổi bé tí song có vẻ dành ưu tiên cho những ai lớn rồi mà vẫn muốn nhấm nháp trở lại ý vị những rung động đầu đời. Vì lối dàn dựng đôi khi khá phô nghiêng truyền hình, chèn vô quá háo hức ước muốn đặc tả chi tiết bầu không khí sinh hoạt nông thôn tháng năm lam lũ đói khát với bài hát Thằng Cuội, ngôi trường sập xệ, tiếng trống thùng thình và ánh đèn Trung thu tự tạo diệu kỳ cho nên rốt ráo, yếu tố huyễn mộng mông lung buông chùng thiếu thuyết phục, và dấu ấn chuyển đổi nửa cuối phim cơ chừng hụt hơi, giảm sút chất hư cấu đáng giá khiến lần nữa mộng mị đâm ra rã rời hơi vội trước ánh sáng đời thường trần trụi.

Bị bỏ rơi là thứ cảm xúc đầu đời con trẻ. Không đơn giản chứa chan ý nghĩ khát khao mãi cứ chưa thôi, huyễn mộng tự thân nó dính dáng cả quá khứ lẫn vọng tưởng tới tương lai. Như người trưởng thành, ta không có khả năng, xét từ khía cạnh kỹ thuật, bị bỏ rơi (trừ khi bị phụ thuộc thuốc, chẳng hạn); lý do là người trưởng thành lành mạnh về mặt tinh thần, ta đích thực không bị bỏ rơi trong cảm nhận thời thơ ấu. Cảm giác diễn ra thuở đầu đời đó thường liên quan với quãng thời gian bị người lớn hoặc bố mẹ bỏ rơi; ấy là thứ cảm xúc thoái lùi, điều kéo mình quay về thời thơ ấu hoặc trạng thái cảm xúc bé con.

Vậy đối đáp sao với ý kiến bảo rằng người mê xem TV hoặc ghiền điện ảnh thì đa phần là kẻ giết thời gian vô bổ, chẳng bù lỗ bao nhiêu tính cách, rằng các fan hâm mộ truyện dài cũng như thích xem trình diễn e cùng lắm chỉ là sự mê mải vô hại? Không đơn giản thế.

Tại sao chúng ta thích xem các bộ phim lãng mạn, chuyện tình sướt mướt, éo le ngăn trở…? Tại sao quan tâm chú mục vào vụ việc lãng mạn ai đó khi ta biết nó không đích thị lãng mạn chút nào? Bởi vì những gì chúng ta cơ chừng đang thực hiện không phải thứ mình đang tiến hành. Những thứ mình thực sự làm khi theo đuổi một câu chuyện tựa như bộ phim đang bàn tạm bó vào hai loại: 1) giả lập các trải nghiệm ấy cho chính bản thân, và 2) bước ra ngoài các trải nghiệm rồi tự hỏi bản thân mình có thể học hỏi hoặc dần dần hiểu thấu tốt hơn hẳn thông qua việc suy ngẫm chúng. Người hâm mộ từ từ tỏ tường vài ba kiến thức quan yếu, các bài học dính với điểm 1) vừa nêu ở chỗ ta cảm thấy mình trải nghiệm ít nhiều các sự kiện ở đời đi cùng các nhân vật trong truyện; khi dấn sâu điểm 2) là rời ra để nhìn ngó từ góc nhìn khác thì mình có thể thêm lớp trầm tư cho lớp thuộc trải nghiệm.

Dạng thức truyện, phim hư cấu cho phép người ta tưởng tượng bản ngã hòa với các hoàn cảnh của tha nhân; họ mở rộng mức độ nhất định cảm nhận về chính mình. Khi độc giả, khán giả thả lỏng lơi là nhân cách để thâm nhập tương tự tính cách nhân vật, hoặc khi họ bước vào các tình huống về mặt tâm trí so với những ai họ quen thuộc, họ thay đổi để dần trở thành chính mình hơn.

Kể quãng đời thơ ấu của bộ ba Thiều- Tường- Mận, đạo diễn bộ phim cho thấy sức hút mãnh liệt của cây đa, giếng nước, sân đình, bãi biển, bờ ruộng, làng xóm đã không ngừng nuôi dưỡng, vun bồi tâm hồn bao thế hệ. Các huyễn tưởng chẳng hề phù phiếm; chúng chẳng những có thể dùng để giải trí, phân tâm, đáng sợ, thậm chí kích thích mà còn tạo điều kiện khởi phát sáng tạo và giúp ta lập kế hoạch cho tương lai. Chừng nào mình không lầm lỗi đánh đồng các huyễn tưởng với thực tế (như trong rối loạn loạn thần hoặc tâm thần phân liệt) hoặc để mặc chúng trở nên quá chấp thì chúng có thể cung cấp một bước trốn thoát khỏi ở- đây- và- ngay- bây- giờ, vì các huyễn tưởng cho mình trải nghiệm trong đời thực những thứ mình không thể hoặc chẳng thèm muốn nổi: viếng thăm sao Hỏa, khám phá kho báu, sống vào năm 1900s, là tên trộm xuất chúng hàng đầu thế giới, hoặc có các trải nghiệm tình dục khác biệt; các huyễn tưởng là cách thức kéo căng sự tưởng tượng và cho mình thành kẻ nắm bắt nguy cơ song lại không buộc phải đối diện với bất kỳ nguy cơ đích thực nào, chưa nói khi mình huyễn tưởng, mình tiếp nạp năng lượng cho mọi thứ, mình có đủ đầy khả năng kiểm soát, tức là chẳng có chi nguy hiểm hoặc giới hạn vì nếu khó chịu lắm thì mình có thể luôn luôn dừng ngắt hoặc xác định huyễn tưởng…

Ngoài tí chút tiếc nuối với những bức hoạt hình dễ thương ghê gớm trước khi kết thúc, có vẻ bộ phim trập trùng huyễn mộng do đầu tư trau chuốt cảnh quay, và suy đoán, cơn đói khủng khiếp nhất trên thế giới ta ba này đang mở ra trước màn ảnh, hôm nay, là tình yêu; và những người đàn ông, phụ nữ, trai gái khổ sở bất chấp bao tiện nghi hiện đại thụ hưởng. Cảm giác bồng bềnh bồi hồi tuổi thơ mà bộ phim nếu tiết chế kỹ càng e sẽ lây lan mãnh liệt hơn phản ánh nhu cầu tội nghiệp của chúng ta thuộc về tình yêu, tình yêu đích thực, tình yêu không vị kỷ, thứ tình yêu tự bộc lộ nó trong hành động phục vụ và quên đi chính bản thân mình.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top