Giơ tay rồi ngồi nhìn vào mắt nhau: trông thấy điều lo lắng không cân xứng

Vì người cười không khóc, lòng buông cùng cỏ cây...
Vì người cười không khóc, lòng buông cùng cỏ cây…

Thật cảm động khi có cơ hội ngồi đối diện nhìn vào mắt nhau; chắc càng tuyệt, nếu giơ thêm bàn tay vệ sinh sạch sẽ trước vấn nạn biến đổi khí hậu toàn cầu. Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần 4 phút tiếp xúc mắt liên tục sẽ làm tăng thêm sự thân mật, thậm chí, có thể xảy ra chuyện khiến kẻ lạ phải lòng nữa. Vâng, thường thì tuổi trẻ vốn có xu hướng lãng mạn và không ngại ngần tiến hành cách mạng đủ mọi loại thứ trên đời.

Bọn ta *nên* lo lắng điều gì? (Lo lắng vì chẳng phải ai khác, chính chúng mình góp phần tạo dựng tương lai).

E chừng ấy là nỗi sợ hãi không cân xứng: sự thiếu nhất quán giữa trạng thái khách quan của khoa học với sự khinh rẻ của đám đông to mồm đó đây. Nguồn cơn khởi phát dễ tìm thấy khi cân nhắc điểm khác biệt căn bản giữa hai ‘thế giới’.

Một là thế giới của các ý tưởng mang nội dung khách quan, đặc thù khoa học như khối kiến thức gồm các lý thuyết khả thể và đích thực, sự đúng đắn hoặc có thể sai của chúng, tính có thể bác bỏ, các trắc nghiệm chấp nhận hoặc thất bại, các khẳng định tin cậy hoặc chẳng thuyết phục, các mục tiêu thỏa mãn hoặc không trả lời nổi, sự triển khai bằng chứng cốt lõi, thành tựu tiến bộ đạt được. Khoa học theo Darwin chẳng hạn, giữ vị thế cao trong thế giới này với kiến thức khách quan tựa như ‘ý tưởng duy nhất hay ho chưa từng ai sở hữu’, và chắc hẳn độc sáng trong lịch sử khoa học; tưởng chừng không thể bị thay thế, sinh học sẽ là mãi mãi theo kiểu Darwinian, vì sự chọn lọc tự nhiên có vẻ là cơ chế duy nhất thực hiện thiết kế mà không có nhà thiết kế. Và hiểu biết Darwinian về bản chất con người là sự ứng dụng trực diện với tuệ giác căn bản đó. Nỗ lực nghiêm cẩn đầu tiên khoa học vì bản thân chúng ta…

Thế giới khác là thế giới chủ quan của các trạng thái tinh thần, của con người và xã hội: suy nghĩ, niềm tin, tri giác, cảm xúc, tình cảm, hy vọng, hoài bão.

Lưu ý sự phân biệt này, chúng ta có thể ghi nhận hết sức chính xác sự mất cân đối, không tương xứng và tại sao nó lại gây lo lắng đến thế.

Nói chung, sự tiếp nhận của công luận về một lý thuyết khoa học tán thành do và đa phần nhất trí bởi việc đánh giá thế giới khách quan của các ý tưởng. Tuy nhiên, nó không giống trường hợp hiểu biết khoa học về bản chất tiến hóa của nhân loại và vượt trên tất cả, các bản chất giữa giống đực và giống cái, đàn ông và đàn bà. Nếu các tranh cãi về khoa học tiến hóa của bản chất người được thực hiện trong thế giới của các ý tưởng mang nội dung khách quan, sẽ không có cạnh tranh; lý thuyết tiến hóa sẽ thắng thật dễ dàng. Song, như một sự kiện xã hội học, giữa thị trường công khai thì khả năng nó sẽ thất bại thảm hại trước những chỉ trích om sòm.

Bằng cách nào ư? Vì trong một sự đảo chiều hoàn toàn của quan hệ khách quan giữa khoa học với những chỉ trích như thế, tất cả mọi sự bất tương xứng, không cân đối đều lật ngược. Thứ nhất, sức nặng của ‘chứng cứ’, sức nặng của lập luận được chuyển di từ những chỉ trích vào thành khoa học, nó là chủ nghĩa Darwinism vốn chờ xét xử. Các thái độ chống Darwin không buộc phải tự phòng thủ, họ được chấp nhận khỏi bị phê phán, các tiêu chí đánh giá về các quan điểm này gồm tất thảy sự sẵn sàng tín nhiệm và ngờ vực tuyệt không chút tin tưởng. Thứ đến, thêm sự sỉ nhục gây tổn thương, một trạng thái quá thừa thãi các đồ thay thế tạo tác tại gia dùng làm trò ảo thuật đặng lấp đầy khoảng cách với cái khoa học nên là. Dạng khoa học bản- thân- tự- làm- lấy này bao gồm những tuyên bố dựa trên phương pháp giả tạo vốn chỉ là tên gọi mà thôi; sự ‘vướng mắc’ không thể thay đổi giữa tự nhiên và nuôi dưỡng nhằm nêu lên bản chất đố mà hiểu thấu rốt ráo do đó, cởi bỏ ‘bản chất tinh tuyền’ để được thảo luận đầy đủ chi tiết, một kỵ sĩ không thèm đôi co với bằng chứng thực nghiệm khó khăn mới chiến thắng nổi, dù sở hữu thiên hướng động não giỏi giang; tiềm năng ma mãnh của ‘tạo mẫu rập khuôn’ và ‘các mô hình vai trò’; một quyền lực bất chấp logic để dựng lên những điều bí hiểm trong tâm lý của cái rỗng không, như trong ‘xã hội hóa’ và ‘trao quyền’; gán ghép các cơ chế mà thậm chí không mấy tin tưởng: làm nhiều việc cùng lúc, lòng tự trọng, đe dọa rập khuôn; những phàn nàn về ‘sự việc gây tranh cãi’ và ‘có dụng ý, động cơ’ tựa như khoa học xã hội đích thực nhưng thực sự thì giả dối về mặt khoa học. Chính sách thoát- ly- khoa- học kiểu như thế là do vận động hành lang, được gán cho giả thuyết ‘định kiến và rào cản’ và một sự chối bỏ tiền nghiệm về khoa học của những khác biệt giới tính chẳng hạn.

Sự rối rắm này coi thường giá trị khoa học, song nó lại không hề bị đối xử như ý kiến đối lập với khoa học; trái lại, về mặt tâm lý và xã hội học, nó có một tiếng nói cực kỳ ảnh hưởng và gây tác động mạnh mẽ hơn địa vị khách quan được đảm bảo của chính nó.

Bi hài và thực trạng gì thì chí ít nó đang hiện diện. Song, dưới quan điểm dài hạn, vô tư của bản chất con người như sản phẩm của công trình chọn lọc tự nhiên, một viễn cảnh rộng lớn hơn đang mở ra. Và điều đó gây ấn tượng cho chúng ta về đặc ân được sống trong thời điểm của các giá trị Phục hưng, phương thức hiếm hoi, cục bộ, các giá trị gần đây trong lịch sử hai triệu năm cũng như đấy là các giá trị thuộc bản chất của giống loài chúng ta sẽ tiếp tục được bồi dưỡng. Đóng góp của Darwin trong sự hiểu biết của chúng ta về chính bản thân mình là điển hình cho tiến bộ nhân loại, một lý tưởng thần kỳ không chỉ của khoa học mà cả dí sản văn hóa rộng lớn hơn là các tư tưởng Phục hưng.

Hiểu biết sự phân biệt giữa tính khách quan tự trị của thế giới các ý tưởng và trạng thái hết sức khác của tâm lý và xã hội, chúng ta có thể lượng định giá trị đích thực của khoa học. Và khi ghi nhớ nằm lòng viễn tượng sâu xa ấy, chúng ta sẽ ít lo lắng hẳn đi về những nỗi sợ hãi thiếu cân đối, không tương xứng này.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top