Khuyết tật, trục trặc, thiếu hụt, khó khăn, và một nửa của sự hòa hợp: điều có thể hiểu không hề đơn giản ngay cả khi đã thấy sờ sờ trước mặt…

Lòng thôi tơ tưởng, sông trôi muôn hướng...
Lòng thôi tơ tưởng, sông trôi muôn hướng…

Trạng thái khuyết tật (disability) cùng vô vàn biểu hiện trục trặc, thiếu hụt, rắc rối, khó khăn, bất ổn, … là chủ đề quá dễ khiến thiên hạ chú ý nếu truyền thông cố tình khai thác. Hai vụ đình đám gần đây ở trong nướcngoại quốc càng khiến công luận bàng hoàng về những ví dụ dính dáng sâu xa tới trạng thái định kiến, phân biệt đối xử và mẫu rập khuôn.

Từ “khuyết tật” trỏ điều rõ ràng như chuyện di chuyển khó khăn hay trục trặc cảm quan kiểu bị  câm điếc, mù lòa chẳng hạn; song thực tế, khuyết tật còn bao gồm cả bệnh tiểu đường, nghe kém, rối loạn giấc ngủ, đau mạn tính hoặc viêm khớp, và kể cả rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) bởi vì tất cả các trạng thái ấy có thể quấy nhiễu, phá vỡ các hoạt động hàng ngày. Mình có thể gặp một sinh viên mắc khó khăn về đọc (learning disability) cần thêm thời gian làm bài kiểm tra đủ khiến mình tự hỏi chẳng rõ khái niệm ‘khuyết tật’ có hợp pháp không đây. Sinh viên gặp khó khăn học đường này dễ trải nghiệm mức độ hụt hẫng rất cao và kết quả học tập khá tệ nhưng lại cứ mang giả định rằng năng lực bản thân vốn thấp tè thế thôi. Một người mới tiến triển trục trặc về khả năng nghe có thể đề nghị mọi người nói to lên hoặc lặp lại câu cú song người này không kết nối với trải nghiệm là mình đang mắc mội khuyết tật; người ấy cho rằng ấy chỉ là biến thể trong lắng nghe thôi hoặc nghĩ do môi trường khiến việc nghe khó khăn…

Nếu họ chưa bộc lộ, nào ai dám chắc kẻ đấy bị một khuyết tật vô hình. Với nhiều định kiến và phân biệt đối xử ghê gớm, quyết định bộc lộ một khuyết tật vô hình với tha nhân e sẽ đè nặng tâm trí rất kinh khủng, khiến nảy sinh nhiều thách thức ghê gớm về mặt xã hội lẫn công việc; chuyện che đậy gây ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe  thể chất và tinh thần; ngược lại, thái độ cởi mởi giúp người trong cuộc tìm thấy rồi phát triển mạng lưới hỗ trợ xã hội với đối tượng cùng hoàn cảnh hoặc trải nghiệm.

Thực tế rõ ràng là người quản lý, thầy cô giáo, và nhiều tầng lớp khác nên nhận ra các thách thức đặc trưng liên quan với dạng thức khuyết tật vô hình. Với nhiều khuyết tật vô hình hay gặp,  thực tế đối tượng cũng chẳng hề tự quan sát thấy các triệu chứng tâm lý hoặc thể chất họ đang trải nghiệm.

Câu chuyện về người đàn ông 32 tuổi đang có vợ con Nick Vujicic chỉ ra rằng bị khuyết tật thúc đẩy chúng ta nhanh chóng thành thật với chính các cảm xúc của bản thân; vì thế,  đó lá lý do mọi người e sợ… Phải cởi mở, nỗ lực tiến hành một bước đi đặc biệt. Ấy không phải sự khiếm khuyết của người ấy biểu tỏ mà chính bản thân con người ấy đích thị thể hiện vậy.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top