Bức ảnh của ngày trên trang National Geographic do tác giả Yaron Schmid chụp ở Tanzania.
Hình ảnh voi thuộc lục địa Phi châu thế, logic nội tại riêng tư khiến gợi nhớ tới ngay bạch tượng xuất hiện trong giấc mơ của hoàng hậu Maha Maya, người sinh hạ thái tử Tất Đạt Đa (Gautama Buddha), là điềm báo tương lai vĩ đại. Mô tả theo truyền thuyết, câu chuyện nằm mộng không hề đề cập trong Tam Tạng kinh điển (Tipitaka) và phiên bản sớm nhất của nó tìm thấy trong Túc Sinh truyện (Jataka Nidana) số 50.
Tâm lý học Phật giáo ghi nhận có nhiều kiểu mơ. Theo Mi Tiên vấn đáp (Milinda Panha), các giấc mơ là do 1) cơ thể căng thẳng, 2) dễ kích thích về mặt tâm lý, 3) các linh hồn (spirits), 4) vì sự sáng rõ của tinh thần, và 5) các giấc mơ tiên tri; bộ kinh này cũng cho rằng các giấc mơ chủ yếu xảy ra ở quãng giữa lúc thiếp đi hoặc khi sắp tỉnh dậy và rơi vào giấc ngủ sâu, một sự kiện được khoa học chứng thực.
Trước khi Đức Phật giác ngộ, ngài có bảy giấc mơ đầy biểu tượng kỳ lạ mà thực tế báo mộng cho sự giác ngộ của ngài (Tăng chi bộ kinh, Anguttara Nikaya). Tuy nhiên, đức Phật nghi hoặc những ai tuyên bố họ có thể diễn giải các giấc mơ của kẻ khác và cấm các đệ tử làm việc này (Trường bộ kinh, Digha Nikaya). Đức Phật nói một người thiền tập tâm từ (metta bahvana) sẽ không gặp ác mộng… Đức Phật hiểu các giấc mơ vượt trên quyền lực của ý chí.
Đẹp quá