Vướng bận ta bà đỉnh núi Everest

Xem Everest (2015) vào chiều cuối tuần sấm giật báo hiệu cơn giông mùa hè bên ngoài cửa sổ giữa lòng phố thị, có lẽ sự dự đoán ấy quá mức êm đềm so với thực tế khí hậu khủng khiếp khó ngờ trên đỉnh núi kia.

E bộ phim không dựng lên đặng ca ngợi sức mạnh tinh thần của con người; hơn thế , nó nghiêng sang phản ánh sự nguy hiểm cùng cực khi các cái tôi không được kìm hãm. Leo núi, tại sao không; cơ mà tại sao vẫn cứ muốn chạm đỉnh với bao nguy cơ chết người rõ ràng rồi làm tàn phế chính mình cùng cuộc đời kẻ khác?

Everest còn đó vùng tử thần với độ cao trên 8.000 mét, nơi người ta không thể thích nghi khí hậu lâu dài và tiến trình chết chóc luôn chực sẵn. Các chức năng thể lý hỏng hóc dần, thậm chí gây hoang tưởng lẫn ảo giác nữa; thiếu dưỡng khí phụ trợ, sự sống chỉ lưu giữ trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Các cơn bão tai quái, sườn dốc trơn tuột, băng quất tê cóng, … đủ khiến sự tồn còn trở thành điều gì đó thật huyền diệu. Với bối cảnh phim, 8 kẻ leo núi đã tử vong, và danh sách người leo núi chết tiếp tục được cập nhật cho đến 22.5.2016 này dù lịch sử đâu nhất thiết cần được lặp lại.

Tại sao (leo)? Câu trả lời (đậm hơi hướng vinh danh) là ‘bởi vì nó ở đó’. Song đích thị gì là ‘nó’ đây. Tự thân ngọn núi tên là Everest lừng danh, hay ngọn núi nội tại của bản ngã cứ ước ao khẳng định chính mình, để được lượng giá đối kháng với ngọn núi- ai- đó- khác. Bởi vì nó có thể gợi cảm hứng cho bản thân lẫn tha nhân? Song đáng giá chăng nếu nó ở đó đủ để ta trả giá đắt hoặc tiêu đời luôn? Đặt câu hỏi ‘đáng giá?’ bằng cách nào thì hợp lý thuận tình, đúng đắn và toàn vẹn? Nhiều vị leo núi cốt cạnh tranh với ngọn núi và những kẻ leo núi khác. Chẳng thấy bao nhiêu bản ngã tham gia vào ư, thế sao khả năng chết chóc lại lớn thế? Liệu có kỳ cục đỉnh núi là vô ngã, Everest quả là thế. Khôn ngoan hơn chăng khi không chinh phục bản ngã?

Lần nữa, khốn khổ để chinh phục Everest đã là sự khiêm cung. Cho những ai lên được đỉnh, thế là đủ cho bản ngã? Liệu họ sẽ đặt để mục tiêu khác ‘cao hơn’. Khi bản ngã ghê gớm không được kìm nén, nó liệu còn khiêm cung? Tại sao không nhạy cảm nhận ra các giới hạn trước khi quá muộn màng. Trong cuộc đấu dài hạn, ngay dù vô ngã, thiên nhiên luôn luôn chiến thắng với tuổi già, bệnh tật và cái chết. Với những ai khổ đau khi leo núi, cầu cho những thử thách đích thực chuyển hóa đời họ, không ngừng nhắc nhở họ trân quý cuộc sống nhiều hơn; nếu không thế, các đớn đau kỳ cùng ấy chẳng giá trị gì, và sự thất bại khi leo núi chỉ đơn giản là sự thất vọng của các hành trình bất tận của bản ngã.

Một sự thượng sơn thành công chỉ là nửa hành trình, hạ sơn an toàn và nhanh chóng cũng thiết yếu chẳng kém. Trong khi tất cả các cuộc huấn luyện đảm bảo ổn thỏa, Everest há chẳng phải là sự khắc kỷ cực doan cho một độ cao phù du cần chiếm lĩnh?Có vẻ, chỉ lý do duy nhất leo Everest sẽ là được giải cứu cho những ai bị bỏ rơi. Thẳng thắn, chỉ có các kẻ khùng và Bồ tát mới dám lao vào luân hồi bể lửa; cái sau mới cứu nổi cái trước.

Tại sao không ngưỡng mộ Everest từ khoảng cách nhất định. Tại sao buộc mình phải dính bám vào đỉnh chóp của nó? Và tại sao không leo các ngọn núi chẳng có vùng tử thần, trong khoảng thời gian ngắn ngủi còn lêu bêu giữa cõi ta bà?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top