Vấn đề của những ưu tiên

Cài đặt lại một chương trình máy tính trước sự chậm trễ của thời hạn bài vở quả dễ gợi nhắc cảm giác nhức răng đột ngột.

Khi đề cập tới chiều kích nuông chiều (indulgence) đối nghịch kiềm chế (restrain) thì Hofstede (1991) có lấy ví dụ Việt Nam đại diện cho tính nuông chiều thấp, còn Hoa Kỳ thì cao kèm câu hỏi: họ coi trọng sự ‘phóng túng’ và thưởng thức đời sống, hoặc thúc ép và suy nghĩ trước khi hành động là giá trị của họ? (Tiện thể, 5 chiều kích văn hóa còn lại nhằm góp phần kiếm tìm các điểm khác biệt và tương tự là: định hướng chuẩn tắc ngắn hạn vs. định hướng thực dụng dài hạn; chỉ số lảng tránh điều bất định; tính đực vs. tính cái; chủ nghĩa tập thể vs. chủ nghĩa cá nhân; và chỉ số khoảng cách quyền lực).

Két nối với sự tráng lệ huy hoàng của mọi sự, chúng ta đón rót đời mình với một cảm nhận lớn lao hơn về vẻ đẹp. Thường có thể mình quen chú vào nét vẻ xấu xí ở xung quanh. Song khi dần ý thức về thế giới, mình khởi sự ghi nhận các kỳ quan của môi trường sống. Nỗ lực tưởng tượng các cảnh quan diễm lệ này như tấm gương phản chiếu những gì mình thực sự là, chúng ta bắt đầu nhìn thấy có sự hài hòa giữa muôn vật. Những lằn ranh của kẻ khác bị tẩy xóa và chúng ta nhận ra tất cả đều lộng lẫy. Gắng kết nối với trạng thái hợp nhất của vũ trụ, mình không khó thấy vẻ đẹp hiện diện trong từng khoảnh khắc lẫn khía cạnh của thế giới đang phơi bày trước mắt.

Buông bỏ bao điều nhỏ nhặt. Ngừng lo lắng về những chuyện không đáng, cống hiến tâm trí và thời gian của bản thân cho điều đích thị quan trọng. Mình không thể giữ khoảng cách với đủ thứ mâu thuẫn, cáu bực và biến động khủng khiếp của cuộc sống song mình có thể từ bỏ ước muốn có sự trật tự hoàn hảo và đạt được yên an trên tiến trình n- 1, với n là khoảng thời gian còn lại trên đời.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top