Loạn thần và Phân ly: ‘tình trong như đã’…

Trong tâm tưởng dân chúng nói chung, loạn thần cơ chừng đã là cái tên gây nhiều hoảng sợ, cặp đôi với phân ly nữa thì quá dễ làm dấy lên những nghi ngại vô cùng kinh hoàng.

Cả thập niên trôi qua rồi mà vấn đề cần sa gây loạn thần vẫn chưa thể đưa ra lời cuối dứt khoát, đủ thấy câu chuyện dây dưa khủng khiếp với nhiều hệ luỵ khó lường. Thực tiễn lâm sàng cũng ghi nhận việc người ta mắc loạn thần và thái độ kháng cự dùng thuốc. Tiếp cận loạn thần như kết quả của sang chấn và các hiện tượng tinh thần thì đối lập với chuyện chú mục vào bộ não, mô hình thực nghiệm và y khoa của căn bệnh tâm thần; và nếu thế, liên quan tới các kỹ năng học hỏi. Trải nghiệm tâm thần và phân ly trong trạng thái loạn thần cũng sẽ được trình bày ở đây.

Kỹ năng học hỏi và loạn thần

Những khác biệt rõ rệt giữa trải nghiệm ảo giác và hoang tưởng giúp giải thích tại sao các đặc trưng này có khả năng cải thiện nhờ thuốc. Lưu ý rằng, ảo giác và các trục trặc cảm xúc như hoang tưởng là các trải nghiệm nội tạng, và vì thế, chúng có thể liên quan nhiều tới hoá chất bất thường ở não mà từ đó loạn thần xuất hiện. Tuy vậy, các vấn đề nhận thức và xã hội thì lại phụ thuộc vào trải nghiệm trong các thế giới tinh thần và vật chất.

Khi trao đổi nhận thức ở một người mắc tâm thần phân liệt (TTPL), khó khăn trong tư duy của họ là hiển nhiên. Các liên kết lỏng lẻo, từ rối rắm, và câu cú nghèo nàn là vài ví dụ chứng tỏ những khó khăn nhận thức ở những người loạn thần. Một thực tế hiếm khi được xem xét là những người mắc TTPL đối phó với trải nghiệm chưa hề từng được khám phá, nó mới tinh, và không hề dễ dàng để sự nỗ lực của người mắc TTPL hiểu về mặt nhận thức sự thao túng của trải nghiệm loạn thần. Tại sao thiên hạ mong đợi người mắc TTPL có khả năng nghĩ đến những trải nghiệm không phổ biến và không theo chuẩn tắc nhỉ. Không có cơ sở thực tế, không có truyền thống tư duy đích thực đặng cho phép người mắc TTPL suy nghĩ thật hiệu quả về loạn thần.

Các yếu kém rõ ràng về mặt xã hội ở người mắc TTPL phụ thuộc vào trải nghiệm trong thế giới vật chất. Do xu hướng mắc loạn thần xuất hiện ở tuổi vị thành niên và mới lớn, có những hoạt động rất thiết yếu từ khía cạnh phát triển bị buộc phải thoả hiệp do sự chín chắn về mặt xã hội. Dùng cách diễn giải của Erikson về các giai đoạn phát triển xã hội, khi TTPL xuất hiện, cá nhân ở giai đoạn ‘bản sắc đối chọi với sự rối rắm về vai trò’, hoặc giai đoạn ‘gần gũi đương đầu với cô lập’. Loạn thần dẫn tới các trục trặc trong sự hình thành nhân cách và tha hoá liên nhân. Điều này e chừng là do trải nghiệm không chuẩn tắc và trải nghiệm kiệt quệ về mặt xã hội.

Cơ bản, các kỹ năng xã hội và nhận thức yếu kém ở người mắc TTPL bị ảnh hưởng bởi trải nghiệm không chuẩn tắc, và các ảo giác lẫn hoang tưởng gây hiệu ứng nhân quả tới sự nhận thức lệch lạc và thiếu hụt kỹ năng xã hội. Nếu ảo giác và hoang tưởng có thể giảm bớt ngay từ sớm trên tiến trình mắc TTPL, có thể trải nghiệm không chuẩn tắc này sẽ không gây rắc rối cho các kỹ năng xã hội và nhận thức. Rõ là, hoang tưởng và ảo giác liên quan nhân quả tới kỹ năng nhận thức và xã hội. Bất luận thế nào, hoạt động nhận thức yếu kém và kỹ năng xã hội hạn chế phụ thuộc vào trải nghiệm không chuẩn tắc trong thế giới tinh thần.

Nói gọn thì các kỹ năng xã hội và nhận thức kém cỏi là kết quả của khả năng học hỏi bị giảm sút. Tuy thế, các kỹ năng nhận thức có thể được phản ánh ở siêu nhận thức (meta-cognition) vì nó liên quan tới loạn thần. Nâng cao nhận thức về nhận thức, hoặc nhận thức về loạn thần có thể cho phép người mắc TTPL tách rời khỏi trải nghiệm loạn thần của vị ấy. Điều này có thể chứng thực là trị liệu. Tương tự, hướng dẫn các kỹ năng xã hội có thể cũng đem tới lợi lạc trị liệu. Do những thiếu hụt trong học hỏi, các kỹ năng nhận thức và xã hội kém cỏi có năng lực đáp ứng với việc học, và đây là tương quan dương tính với thực tế là các kỹ năng xã hội và nhận thức được hình thành. (còn tiếp)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top